Chỉ ra nét độc đáo, khác lạ trong kết hợp từ “buồn điệp điệp” ở dòng mở đầu bài thơ Tràng giang (Gợi ý: Tìm những kết hợp từ khác có “điệp điệp” nhưng mang tính phổ biến hơn để so sánh với trường hợp đã nêu).
Chỉ ra nét độc đáo, khác lạ trong kết hợp từ “buồn điệp điệp” ở dòng mở đầu bài thơ Tràng giang (Gợi ý: Tìm những kết hợp từ khác có “điệp điệp” nhưng mang tính phổ biến hơn để so sánh với trường hợp đã nêu).
Phân tích lí do khiến cụm từ “sâu chót vót” trong bài thơ Tràng giang gây được ấn tượng đặc biệt với người đọc.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Chót vót là từ láy vốn chỉ được sử dụng để diễn tả độ cao, trong câu thơ của Huy Cận, nó lại đi với chiều sâu. Cảm giác sâu chót vót là có thật bởi tác giả nhìn dòng sông và thấy bầu trời dưới đáy sông sâu. Không gian được mở rộng đến hai lần: có cả chiều cao (từ mặt nước lên bầu trời) và cả chiều sâu (bầu trời dưới đáy sông sâu).
⇒ Tác giả cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ nhằm đưa đến phát hiện bất ngờ về đối tượng được đề cập.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Hãy nhận diện và phân tích ý nghĩa của hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường được thể hiện trong hai câu thơ sau (Trích Tràng giang):
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Tác giả sử dụng hình thức đảo ngữ: Lơ thơ cồn nhỏ, tiếng làng xa vãn chợ chiều.
- Hình thức đảo ngữ giúp nhấn mạnh hình ảnh tràng giang một buổi chiều mênh mông, vắng vẻ. Cảnh vật bên cồn thưa thớt trống trải, âm thanh của tiếng chợ chiều đã vãn bao giờ cũng chứa chất nỗi buồn.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Phân tích giá trị biểu đạt của dấu hai chấm ở dòng thơ “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa” trên cơ sở liên hệ đến chức năng thông thường của dấu hai chấm trong văn bản.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiGiá trị biểu đạt của dấu hai chấm ở dòng thơ:
“Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa”
Tác giả sử dụng dấu hai chấm để diễn tả hai hình ảnh đối lập nhau. Dấu hai chấm trong câu không chỉ đơn thuần để ngắt câu mà nó còn mang dụng ý nghệ thuật sâu sắc nhằm nhấn mạnh hơn không gian bao la, bát ngát đến vô tận. Cánh chim nhỏ chấm phá trên nền trời khi chiều bắt đầu buông, thể hiện rõ nét sự nhỏ bé, đơn côi trong lòng thi sĩ và càng khiến bài thơ trở nên mông lung, vắng lặng, buồn hiu hơn nữa.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Trong bài Tì bà của Bích Khê, hai câu thơ cuối được tác giả viết như sau:
Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông.
(Bích Khê. Tinh huyết, Trọng Miên xuất bản, 1939)
Ở một số bản in về sau, hai câu thơ trên đã có một biến dổi:
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông.
(Thơ Bích Khê, Sở văn hóa và Thông tin Nghĩa Bình, 1988)
Xét theo định hướng thực hành tiếng Việt của bài học, theo bạn, nguyên nhân của sự biến đổi trên có thể là gì? Dựa vào bản in bài thơ năm 1939, hãy làm rõ sự sáng tạo trong cách sử dụng từ ngữ của nhà thơ ở điểm này.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Nguyên nhân của sự biến đổi: Ở bản in thơ năm 1939 có hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường. Còn ở bản in năm 1988, không có hiện tượng này.
- Ở bản in năm 1939, tác giả dùng dấu chấm than ở câu thơ thứ nhất “Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng”. Tác giả bổ sung chức năng mới cho dấu câu. Thông thường dấu chấm than dùng để bộc lộ cảm xúc hoặc kết thúc câu cầu khiến. Ở trong câu thơ này, dấu chấm than chia câu thơ làm hai về, vừa để bộc lộ cảm xúc, vừa như có ý để hỏi.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)