Yếu tố nào không có tác dụng giúp em nhận biết đoạn trích trên đây mang những đặc điểm của thể loại truyện lịch sử?
A. Sự kiện được kể lại
B. Ngôi kể trong đoạn trích
C. Nhân vật trong câu chuyện
D. Ngôn ngữ nhân vật
Yếu tố nào không có tác dụng giúp em nhận biết đoạn trích trên đây mang những đặc điểm của thể loại truyện lịch sử?
A. Sự kiện được kể lại
B. Ngôi kể trong đoạn trích
C. Nhân vật trong câu chuyện
D. Ngôn ngữ nhân vật
Đoạn trích kể lại câu chuyện xảy ra vào thời nào ở nước ta?
A. Thời nhà Lý B. Thời nhà Trần
C. Thời nhà Lê D. Thời nhà Nguyễn
Thảo luận (2)Hướng dẫn giải
Câu nào sau đây không đúng với nhân vật đô Trâu?
A. Một kẻ nguy hiểm trong tay Trần Ích Tắc.
B. Một đô vật có tinh thần thượng võ.
C. Một đô vật quen giật giải nhất trong các hội vật.
D. Một kẻ kiêu ngạo đã phải nếm mùi thất bại.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giải
Câu “Bây giờ Yết Kiêu đứng kia, ngay bên cạnh ông.” cho biết cuộc đấu vật diễn ra vào lúc nào?
A. Cuộc đấu vật đang diễn ra. B. Cuộc đấu vật vừa mới kết thúc.
C. Cuộc đấu vật từng diễn ra trước đây. D. Cuộc đấu vật chưa diễn ra.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giải
Trong câu “Đô Trâu đã bị quật ngã tênh hênh trên mặt đất.”, từ tênh hênh được dùng với sắc thái gì?
A. Cảm phục B. Ngợi ca
C. Giễu cợt D. Thông cảm
Thảo luận (2)Hướng dẫn giải
Câu nào sau đây khái quát đúng nội dung của đoạn trích?
A. Đoạn trích tái hiện một lễ hội văn hoá truyền thống ở làng xã của nước ta ngày trước.
B. Đoạn trích miêu tả một trận đấu vật đầy kịch tính, qua đó cho thấy rõ bản chất của các nhân vật.
C. Đoạn trích đề cao tinh thần thượng võ trong truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc.
D. Đoạn trích làm nổi bật khả năng của Trần Quốc Tuấn trong việc thu phục người tài.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiChọn đáp án: B. Đoạn trích miêu tả một trận đấu vật đầy kịch tính, qua đó cho thấy rõ bản chất của các nhân vật.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Hãy ghi tuần tự các sự việc được kể trong đoạn trích.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiTham khảo
- Trần Quốc Tuấn đang ngồi uống rượu thì được bô lão thông báo: có một người chưa đến tuổi bạ tịch xin tranh giải nhất. Mặc dù đã khuyên bảo nhưng thằng bé vẫn nằng nặc xin giải nhất và được đồng ý tranh giải nhất với Đô Trâu (người của Trần Ích Tắc).- Trần Quốc Tuấn ra sới xem đấu vật, vừa trông thấy thằng bé ngài đã thích ngay.
- Keo vật bắt đầu, đô Trâu khinh thường đối thủ. Những loay hoay không thực hiện được ý định của mình.
- Đô Trâu toát mồ hôi trong khi đôi mắt bướng bỉnh của thằng bé vẫn bốc sáng chăm chú.
- Thằng bé quyết tâm thắng trận đấu này. Vào keo vật thứ sáu, sự gan lì của cậu bé đã quật ngửa tênh hênh trên mặt đất.
- Sau đó, Trần Quốc Tuấn thu nhận thằng bé gan lì vào đội quân gia nô của mình. Nó chính là Yết Kiêu. Bây giờ Yết Kiêu đứng kia, ngay bên cạnh ông.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Câu chuyện trong đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Qua lời kể, em nhận thấy người kể chuyện không có thiện cảm với những nhân vật nào?
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiTham khảo
- Câu chuyện trong đoạn trích được kể bằng ngôi thứ ba.
- Qua lời kể của nhân vật, em thấy người kể chuyện không có thiện cảm với đô Trâu và Trần Ích Tắc.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Những cặp nhân vật nào trong đoạn trích có sự đối lập nhau? Sự đối lập đó có tác dụng làm nổi bật điều gì?
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiTham khảo
- Những cặp nhân vật đối lập nhau: Trần Quốc Tuấn – Trần Ích Tắc, Yết Kiêu – đô Trâu.
- Sự đối lập đó đã làm nổi bật tính cách của các nhân vật.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Trong đoạn trích, tác giả nhiều lần dùng cụm từ thằng bé để chỉ Yết Kiêu – một chàng trai trạc mười bảy tuổi. Theo em, cụm từ thằng bé được sử dụng ở đây có sắc thái nghĩa như thế nào? Hãy thử tìm từ ngữ khác thay thế và rút ra nhận xét.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiTham khảo
- Theo em, dùng từ thằng bé có sắc thái nhấn mạnh.
- Thử thay thế bằng từ cậu bé, chú bé,…
=> Sử dụng từ thằng bé giúp thể hiện, nhấn mạnh sự gan lì, sức mạnh của Yết Kiêu.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)