- Em hãy nhận biết những lời nói, hành vi giao tiếp phù hợp và chưa phù hợp trong các trường hợp sau:
- Kể thêm những biểu hiện giao tiếp phù hợp và chưa phù hợp mà em quan sát được ở:
+ Trong trường học
+ Trong gia đình.
- Em hãy nhận biết những lời nói, hành vi giao tiếp phù hợp và chưa phù hợp trong các trường hợp sau:
- Kể thêm những biểu hiện giao tiếp phù hợp và chưa phù hợp mà em quan sát được ở:
+ Trong trường học
+ Trong gia đình.
- Thảo luận để xác định những điều cần thế hiện khi giao tiếp với:
+ Người lớn
+ Thầy, cô giáo
+ Bạn bè
+ Em nhỏ
Gợi ý:
Có chú ý lắng nghe không?
Thái độ ra sao?
Lời nói như thế nào?
Hành vi như thế nào?
- Chia sẻ kết quả thảo luận.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giải+ Người lớn: Lễ phép, kính trọng
+ Thầy cô giáo: Lễ phép, kính trọng
+ Bạn bè: Tôn trọng
+ Em nhỏ: Ân cần, dịu dàng
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận, sắm vai thể hiện cách giải quyết các tình huống sau:
Tình huống 1. Rửa bát là việc bố mẹ phân công cho Minh. Do bận nên Minh đã nhờ em trai rửa hộ. Em của Minh đã rất cố gắng rửa bát cho sạch, nhưng không may làm vỡ một cái bát. Minh nghe thấy tiếng bát vỡ, chạy ra xem và mắng: "Sao mà hậu đậu thế!". Em trai Minh bật khóc.
Nếu là Minh, em sẽ nói gì với em trai khi làm bát vỡ? Vì sao em nói như vậy?
Tình huống 2. Nam đi học muộn nên cổng trường đã đóng. Đang lúng túng không biết làm thế nào thì Nam nhìn thấy bóng bacs bảo vệ. Nam gọi bác và nói: "Bác mở cửa đi".
Nếu ở trong tình huống của Nam, em sẽ nói gì với bác bảo vệ? Vì sao em nói như vậy?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTình huống 1: Thay vì mắng em, Minh chỉ nên nạt em nhỏ nhỏ thui, xong cùng em giải quyết hậu quả. Vì trẻ con rất nhạy cảm và dễ khóc, quát lớn là khóc liền nên nhẹ nhàng dạy bảo cho thấu đáo.
Tình huống 2: Trong tình huống này Nam nên trình bày rõ việc của mình và nhờ bác tử tế lịch sự hơn "Bác mở cửa giúp cháu với ạ!" để thể hiện sự tôn kính với bác.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)