Giao tiếp phù hợp

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

Hoạt động 1: Nhận biết các lời nói, hành vi giao tiếp phù hợp.

- Em hãy nhận biết những lời nói hành vi giao tiếp phù hợp và chưa phù hợp trong các trường hợp sau:

Hình 1

Hình 2

Lời nói, hành vi giao tiếp chưa phù hợp. Khi bạn đang buồn mà hai bạn ở sau lại hát hò, cười đùa không quan tâm.

Lời nói, hành vi của bạn nữ tóc dài phù hợp vì ngồi xuống hỏi thăm, an ủi bạn.

Lời nói, hành vi giao tiếp phù hợp vì người con trả lời đúng trọng tâm, lễ phép khi mẹ hỏi về chiếc chìa khóa.

- Kể thêm những biểu hiện giao tiếp phù hợp và chưa phù hợp mà em quan sát được ở:

+ Trong trường học.

+ Trong gia đình.

 

Phù hợp

Chưa phù hợp

Trong trường học.

Lễ phép với thầy cô.

Thân thiện với bạn bè.

Kính trọng công nhân viên nhà trường.

Học hành chăm chỉ.

Tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa.

Hỗn láo với thầy cô.

Xa lánh, bắt nạt bạn bè.

Khinh thường bác bảo vệ, cô lao công.

Lười học, làm việc riêng trong giờ.

Không muốn tham gia hoạt động của trường.

Trong gia đình.

Lễ phép với người lớn.

Giúp đỡ anh/ chị/ em học bài.

Làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ.

Hỗn láo với người lớn.

Không quan tâm anh/ chị/ em.

Lười nhác, không chịu làm việc nhà.

Hoạt động 2: Xác định cách thức giao tiếp phù hợp.

- Bàn luận về xác định những điều cần thể hiện sự giao tiếp với:

+ Người lớn.

+ Thầy, cô giáo.

+ Bạn bè.

+ Em nhỏ.

Gợi ý:

Có chú ý lắng nghe không?

Luôn chú ý lắng nghe với mọi đối tượng.

Thái độ ra sao?

Với người lớn: Lễ phép.

Với bạn bằng tuổi và em nhỏ: Tôn trọng, thân thiện.

Lời nói như thế nào?

Với người lớn: Lễ phép, lựa chọn lời nói phù hợp.

Với bạn bằng tuổi và em nhỏ: Lời nói chân thành, gần gũi.

Hành vi như thế nào?

Với người lớn: Lễ phép, kính trọng.

Với bạn bằng tuổi và em nhỏ: Gần gũi, nhường nhịn.

- Chia sẻ kết quả thảo luận.

Hoạt động 3: Xử lý tình huống thể hiện giao tiếp phù hợp.

Thảo luận, sắm vai thể hiện cách giải quyết các tình huống sau:

Tình huống 1: Rửa bát là việc bố mẹ phân công cho Minh. Do bận nên Minh đã nhờ em trai rửa bát hộ. Em của Minh đã rất cố gắng rửa bát cho sạch, nhưng không may làm vỡ một cái bát. Minh nghe thấy tiếng bát vỡ chạy ra xem và mắng “Sao mà hậu đậu thế!”. Em trai bật khóc. Nếu là Minh, em sẽ nói gì với em trai khi làm vỡ bát? Vì sao em nói như vậy?

VD: Nếu em là Minh, khi em trai làm vỡ bát, em sẽ hỏi “Có chuyện gì vậy em? Em có bị đứt tay không?”. Vì dù sao đây cũng là công việc của Minh. Em Minh đã rất thương anh nên mới làm và còn cố rửa cho sạch. Việc làm vỡ bát chỉ là tai nạn nên nếu mắng em sẽ tạo tâm lí bất công, sợ hãi cho em.

Tình huống 2: Nam đi học muộn nên cổng trường đã đóng. Đang lúng túng không biết làm thế nào thì Nam nhìn thấy bóng bác bảo vệ. Nam vội vã gọi bác bảo vệ và nói “Bác mở cửa đi”. Mếu ở trong tình huống của Nam em sẽ nói với bác bảo vệ như thế nào? Vì sao em nói như vậy?

VD: Nếu là Nam, em sẽ nói “Bác ơi con đi học muộn nên bây giờ mới đến trường. Bác mở cổng cho con với ạ!”. Em nói như vậy vì bác bảo vệ là người lớn, hơn nữa trong trường hợp này em là người có lỗi nên không thể ra lệnh cho bác được. Phải kính trọng với người lớn tuổi.

Hãy hành động

Thực hiện nói lời hay, làm việc tốt trong giao tiếp với mọi người ở trường, gia đình và cộng đồng:

- Có lời nói, thái độ, hành vi phù hợp để tạo sự hài lòng hoặc tránh làm tổn thương người khác.

- Động viên, khen ngợi nhằm khích lệ sự tự tin của người cùng giao tiếp.