Vì sao khách du lịch thường chuẩn bị một tấm bản đồ trước khi đến một miền đất lạ?
Vì sao khách du lịch thường chuẩn bị một tấm bản đồ trước khi đến một miền đất lạ?
Đến với tương lai, mỗi người phải tự tìm cho mình một “con đường” hay đã có “con đường” do ai đó vạch sẵn?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Đến với tương lai, mỗi người phải tự tìm cho mình một “con đường”.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Theo dõi: Văn bản được mở đầu bằng cách kể lại một câu chuyện có tính chất ngụ ngôn.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Câu chuyện ngụ ngôn là một người đánh rời chì khóa. Lần cuối cùng anh ta nhìn thấy chìa khóa là ở cạnh cửa ra vào nhưng anh ta và mọi người lại mải miết tìm dưới ngọn đèn đường.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Theo dõi: Cách giải thích hình ảnh “tấm bản đồ dẫn đường”.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn về cuộc đời này bao gồm cả cách nhìn vê con người.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Theo dõi: Vai trò của “tấm bản đồ dẫn đường” đối với đường đời của con người.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Tấm bản đồ có vai trò quyết định đối với những thành bại của chúng ta trong cuộc sống.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Theo dõi: Những khó khăn của “ông” khi tìm kiếm “tấm bản đồ” cho mình.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Ông thấy mình khác biệt với chính gia đình mình.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Theo dõi: Cách kết thúc văn bản.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Khuyên cháu sử dụng tấm bản đồ mà cháu tự vẽ bằng chính kinh nghiệm của mình.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Nêu tác dụng của cách mở đầu văn bản bằng việc kể lại câu chuyện có tính chất ngụ ngôn.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTác dụng của cách mở đầu văn bản bằng việc kể lại câu chuyện có tính chất ngụ ngôn giúp lôi cuốn người đọc vào văn bản và suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện ngụ ngôn. Từ đó khơi gợi hứng thú đọc văn bản ở người đọc.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Từ cách tìm chìa khóa rất kì khôi của người đàn ông trong câu chuyện, tác giả liên hệ đến vấn đề gì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Từ cách tìm chìa khóa rất kì khôi của người đàn ông trong câu chuyện, tác giả liên hệ đến vấn đề câu trả lời cho những điều ta gặp phải đôi khi phải tự mình tìm kiếm từ trong bản thân mà không phải từ ngoại cảnh.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Trong văn bản, tác giả lí giải về hai khía cạnh của hình ảnh ẩn dụ “tấm bản đồ”. Khi bàn về hai khía cạnh đó, tác giả dùng những lí lẽ và bằng chứng nào để thuyết phục người đọc?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Trong văn bản, tác giả lí giải về hai khía cạnh của hình ảnh ẩn dụ "tấm bản đồ". Khi bàn về hai khía cạnh đó, tác giả dùng những lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc:
- Khía cạnh 1: Tấm bản đồ là cách nhìn về những người xung quanh.
+ Lí lẽ: Cách nhìn này được truyền từ bố mẹ cho chúng ta, rồi qua năm tháng, được điều chỉnh theo từng hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay từ những kinh nghiệm của chính bản thân chúng ta.
+ Bằng chứng: Khi tác giả còn nhỏ, bố mẹ ông luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đầy hiểm nguy nhưng ông không cho là như vậy.
- Khía cạnh 2: Tấm bản đồ còn là cách nhìn nhận về bản thân chúng ta.
+ Lí lẽ: Những câu trả lời cho những câu hỏi để nhìn nhận bản thân sẽ quyết định cách nhìn của chúng ta đối với cuộc sống, mang ý nghĩa quyết định đối với những thành bại trong cuộc sống của chúng ta.
+ Bằng chứng: Tác giả từng bế tắc, không biết mình có phải là người quá ngây thơ, khờ khạo hay không. Sau một tai nạn, ông đã tĩnh tâm để đi vào bóng tôi tìm hiểu xem bản thân ông là ai và ý nghĩa của cuộc sống là gì.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)