Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Bài 54. Hệ Mặt Trời

Câu hỏi mở đầu bài học (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 187)

Hướng dẫn giải

Có những thiên thể nào khác quay quanh Mặt Trời:

- Có các hành tinh khác: Thổ tinh, Hỏa tinh,….

- Có các vệ tinh, sao chổi, thiên thạch,…

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 188)

Hướng dẫn giải

sao thủy gần mặt trời nhất, sao hải vương xa mặt trời nhất

(Trả lời bởi trâm nguyễn)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 188)

Hướng dẫn giải

Em dự đoán, thời gian quay quanh Mặt Trời của các hành tinh không giống nhau, vì: Mỗi hành tinh quay quanh Mặt Trời với quỹ đạo khác nhau nên sẽ có thời gian quay quanh Mặt Trời khác nhau.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 188)

Hướng dẫn giải

Trong các hành tinh vòng trong của hệ Mặt Trời, một ngày của Hỏa Tinh có thời gian gần bằng một ngày của Trái Đất, vì:

+ Chu kì tự quay của Trái Đất là 1 ngày.

+ Chu kì tự quay của Hỏa Tinh là 1,03 ngày.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 189)

Hướng dẫn giải

Người ta vẫn nói sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ,… đều là các ngôi sao trong Hệ Mặt Trời. Nói như thế là không đúng, vì:

- Sao là các thiên thể tự phát sáng,

- Các hành tinh sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ,… đều không tự phát sáng mà nhận ánh sáng từ Mặt Trời.

Nên sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ,… chỉ là các hành tinh quay quanh sao.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 189)

Hướng dẫn giải

Ta nhìn thấy các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, vì:

- Mặt Trời là một ngôi sao lớn, tự phát sáng.

- Các hành tinh quay quanh Mặt trời theo quỹ đạo riêng của nó.

Nên các hành tinh đều nhận được ánh sáng Mặt Trời, và ta nhìn thấy các hành tinh do có ánh sáng phản chiếu từ các hành tinh đó tới mắt ta, khi quan sát qua các dụng cụ hỗ trợ hiện đại.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 189)

Hướng dẫn giải

Khi em đứng trên Hải Vương tinh, sẽ nhìn thấy Mặt Trời nhỏ hơn so với khi ở Trái Đất.Vì Hải Vương Tinh ở xa Mặt Trời hơn Trái Đất.

(Trả lời bởi Van Toan)
Thảo luận (1)

Hoạt động 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 189)

Hướng dẫn giải

1.

Hành tinh

Thủy Tinh

Kim Tinh

Trái Đất

Hỏa Tinh

Mộc Tinh

Thổ Tinh

Thiên Vương Tinh

Hải Vương Tinh

Khoảng cách (AU)

0,39

0,72

1

1,52

5,2

9,54

19,2

30,07

Khoảng cách (cm)

0,39cm

0,72cm

1cm

1,52cm

5,2cm

9,54cm

19,2cm

30.07cm

 


loading...
 

2. 

Nhận xét: Các hành tinh ở càng xa Mặt Trời thì khoảng cách giữa các hành tinh càng lớn.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 189)

Hướng dẫn giải

hành tinh càng ở xa mặt trời thì khoảng cách giữa các hành tinh càng lớn

(Trả lời bởi trâm nguyễn)
Thảo luận (1)

Em có thể 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 189)

Hướng dẫn giải

Trái Đất ở vị trí thứ 3 trong Hệ Mặt Trời.

(Trả lời bởi Van Toan)
Thảo luận (1)