Khi đặt một hộp bút lên tay, ta dễ dàng cảm thấy có lực tác dụng. Tuy nhiên, ta lại không thể nhìn thấy lực. Vậy theo em, làm thế nào để biểu diễn (vẽ) lực?
Khi đặt một hộp bút lên tay, ta dễ dàng cảm thấy có lực tác dụng. Tuy nhiên, ta lại không thể nhìn thấy lực. Vậy theo em, làm thế nào để biểu diễn (vẽ) lực?
Theo em lực nào trong Hình 41.1 là mạnh nhất, yếu nhất? Hãy sắp xếp các lực này theo thứ tự độ lớn tăng dần.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiLực mạnh nhất là: A
Lực yếu nhất là: C
Các lực theo thứ tự độ lớn tăng dần:
C-D-B-A
(Trả lời bởi Thái Hưng Mai Thanh)
Hãy so sánh độ lớn lực kéo của hai đội kéo co trong Hình 41.2a và 41.2b.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải-Ở giai đoạn đầu thì sức lực của 2 đội như nhau do cả 2 đội còn sung sức
Đội bên trái = đội bên phải
-Khi đến giai đoạn cuối thì lực của đội bên trái đuối dần và giảm dần còn đội bên phải vẫn duy trì lực kéo của mình
Đội bên trái > đội bên phải
(Trả lời bởi Thái Hưng Mai Thanh)
Hãy tìm hai lực trong đời sống có độ lớn khác nhau.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiĐộ lớn lực của con trâu kéo cái cày khác với độ lớn lực của tay người khi kéo dây cung
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Hãy dự đoán độ lớn lực dùng để kéo hộp bút của em lên khỏi mặt bàn và dùng lực kế kiểm tra.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Dự đoán độ lớn lực dùng để kéo hộp bút lên khỏi mặt bàn là: 2,5 N.
- Dùng lực kế để đo độ lớn lực dùng để kéo hộp bút lên khỏi mặt bàn là: 2,3 N.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Hãy mô tả bằng lời phương và chiều của các lực trong Hình 41.5.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Hình 41.5a: Lực của dây câu tác dụng lên con cá có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.
- Hình 41.5b: Lực của tay người bắn cung có phương nằm ngang, chiều từ phải qua trái.
- Hình 41.5c: Lực của vận động viên tác dụng lên ván nhảy có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
(Trả lời bởi datcoder)
Hãy nêu các đặc trưng của các lực vẽ trong mặt phẳng đứng dưới đây theo tỉ xích 1cm ứng với 1N.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Trong hình a:
+ Gốc: có điểm đặt tại vật chịu lực tác dụng.
+ Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.
+ Độ lớn: 2 N.
- Trong hình b:
+ Gốc: có điểm đặt tại vật chịu lực tác dụng.
+ Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
+ Độ lớn: 2 N.
- Trong hình c:
+ Gốc: có điểm đặt tại vật chịu lực tác dụng.
+ Phương hợp với phương nằm ngang 1 góc 450, chiều xiên lên từ trái sang phải.
+ Độ lớn: 1,5 N.
(Trả lời bởi datcoder)
Hãy vẽ các mũi tên biểu diễn các lực ở hình dưới, biết:
a) Lực của nam châm tác dụng lên kẹp giấy (0,5 N).
b) Lực của lực sĩ tác dụng lên quả tạ (50 N).
c) Lực của dây cao su tác dụng lên viên đạn đất (mỗi dây 6 N).
( Với mỗi trường hợp phải nêu rõ tỉ xích đã chọn cho độ lớn của lực).
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) Lực của nam châm tác dụng lên kẹp giấy (0,5 N) có:
- Gốc: tại kẹp giấy
- Phương: trùng với phương của lực hút của nam châm.
- chiều: từ trên xuống dưới
- Tỉ lệ xích: quy ước 1 cm ứng với 0,25 N thì mũi tên có độ dài là: 2 cm và được biểu diễn như sau:
b) Lực của lực sĩ tác dụng lên quả tạ (50 N) có:
- Gốc: tại viên đạn
- Phương: thẳng đứng.
- Chiều: từ dưới lên trên
- Tỉ lệ xích: quy ước 1 cm ứng với 10 N thì mũi tên có độ dài là: 5 cm và được biểu diễn như sau:c) Lực của dây cao su tác dụng lên viên đạn đất (mỗi dây 6 N) có:
- Gốc: tại quả tạ.
- Phương: trùng với phương của lực tác dụng
- Chiều: từ trên xuống dưới
- Tỉ lệ xích: quy ước 1 cm ứng với 3 N thì mũi tên có độ dài là: 2 cm và được biểu diễn như sau:
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Biểu diễn lực bằng mũi tên.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiĐể biểu diễn lực, dùng một mũi tên để biểu diễn các đặc trưng (điểm đặt, phương, chiều và độ lớn) của lực:
- Gốc của mũi tên có điểm đặt tại vật chịu lực tác dụng.
- Phương và chiều của mũi tên là phương và chiều của lực.
- Độ dài của mũi tên biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ xích.
- Ví dụ: Xách va – li với lực 30 N.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)