Bài 40. Biểu đồ cột

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 78)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

1) Số bạn thích thần thoại là 5.2=10 bạn.

Số bạn thích truyền thuyết là 5.4=20 bạn

Số bạn thích cổ tích là 5.3=15 bạn. 

Ta có bảng thống kê số thể loại văn học được yêu thích:

Thể loại

Thần thoại

Truyền thuyết

Cổ tích

Số bạn yêu thích

10

20

15

Bề rộng của các hình chữ nhật bằng nhau

Bước 1: Vẽ trục ngang biểu diễn tên thể loại văn học; trục đứng biểu diễn số học sinh yêu thích

Bước 2: Với mỗi thể loại văn học trên trục ngang, ta vẽ một hình chữ nhật có chiều cao bằng số học sinh yêu thích (chiều rộng của các hình chữ nhật bằng nhau)

Bước 3: Đặt tên cho biểu đồ, tô màu cho các cột.

Ta được biểu đồ:

2. 

Bước 1: Vẽ trục ngang biểu diễn tên các loài hoa; trục đứng biểu diễn số cánh hoa 

Bước 2: Với mỗi loài hoa trên trục ngang, ta vẽ một hình chữ nhật có chiều cao bằng số cánh hoa của loài hoa (chiều rộng của các hình chữ nhật bằng nhau)

Bước 3: Đặt tên cho biểu đồ, tô màu cho các cột.

Ta được biểu đồ sau:

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2a (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 79,80)

Hướng dẫn giải

Nhận xét “Nai chạy nhanh nhất” phù hợp vì tốc độ của nai là lớn nhất bằng 45 dặm/giờ.

Tốc độ tối đa của sóc là 12 dặm/giờ và đây là tốc độ nhỏ nhất trong các cột hình chữ nhật trên biểu đồ. Vậy nhận xét của bạn Pi không phù hợp.

Tốc độ tối đa của thỏ là 35 dặm/giờ và của sóc là 12 dặm/giờ. Như vậy tốc độ của thỏ gấp \(\frac{{35}}{{12}}\) lần tốc độ của sóc, ta ước lượng phân số này gần bằng 3 lần. Vậy bạn nhận xét của bạn Tròn không phù hợp.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2b (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 79,80)

Hướng dẫn giải

Các loài có tốc độ tối đa từ 10 đến 19 là: Sóc (12 dặm/giờ) và Gà rừng (15 dặm/giờ).

Các loài có tốc độ tối đa từ 40 đến 49 là: Ngựa vằn (40 dặm/giờ) và Nai (45 dặm/giờ).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 79,80)

Hướng dẫn giải

a) Thay dấu “?” bằng số 186 vì đây là số GDP năm 2014 tương ứng với cột 2014.

b) Vì 186 < 193 < 205 < 224 nên từ năm 2014 đến năm 2017,GDP của Việt Nam có xu hướng tăng.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thử thách nhỏ (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 80)

Hướng dẫn giải

Biểu đồ Minh vẽ hợp lí.

Các cột nằm dưới trục ngang (trục tháng) thể hiện lợi nhuận âm, chẳng hạn, tháng 1 lợi -10 triệu đồng có nghĩa là tháng đó lỗ 10 triệu đồng.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 9.11 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 81)

Hướng dẫn giải

Ngày An dành thời gian tự học ở nhà nhiều nhất là thứ sáu vì cột thứ sáu cao nhất và bằng 120 phút.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 9.12 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 81)

Hướng dẫn giải

Trong các ngày từ thứ 2 đến chủ nhật thì chỉ có chủ nhật là không có cột hình chữ nhật tức là số giờ tự học bằng 0 giờ.

Vậy chủ nhật là ngày An không tự học ở nhà.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 9.13 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 81)

Hướng dẫn giải

Thời gian tự học của An trong tuần là:

Thứ 2: 80 phút

Thứ 3: 100 phút

Thứ 4: 60 phút

Thứ 5: 80 phút

Thứ 6: 120 phút

Thứ 7: 90 phút

Chủ nhật: 0 phút

Vậy tổng thời gian tự học ở nhà của An trong tuần là:

80 + 100 + 60 + 80 + 120 + 90 = 530 phút

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 9.14 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 81)

Hướng dẫn giải

50 phút là trung bình cộng của 40 phút và 60 phút nên ta lấy trung điểm của 40 và 60 làm chiều cao của cột chủ nhật. Ta có biểu đồ:

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 9.15 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 81)

Hướng dẫn giải

Thời gian An tự học thứ 2 là 80 phút thì ta ghi 80 vào ô ở bên dưới ô ghi “Thứ 2”

Làm tương tự với thời gian An tự học thứ 3, 4, 5, 6, 7 và chủ nhật.

Ngày trong tuần

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Thứ 7

Chủ Nhật

Thời gian (phút)

80

100

60

80

120

90

0

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)