Tại sao lớp nước ở dưới được đun nóng lại đi lên phía trên, còn lớp nước lạnh ở phía trên lại đi xuống dưới? (Hãy nhớ lại điều kiện để vật nổi lên, chìm xuống đã học trong phần Cơ học).
Tại sao lớp nước ở dưới được đun nóng lại đi lên phía trên, còn lớp nước lạnh ở phía trên lại đi xuống dưới? (Hãy nhớ lại điều kiện để vật nổi lên, chìm xuống đã học trong phần Cơ học).
Tại sao biết được nước trong cốc đá nóng lên? Sự truyền nhiệt năng nhờ tạo thành các dòng như trong thí nghiệm trên gọi là sự đối lưu. Sự đối lưu cũng xảy ra trong chất khí.
Thảo luận (3)Hướng dẫn giải
Trong thí nghiệm ở hình 23.3 khi đốt nến và hương ta thấy dòng khói hương đi từ trên xuống vòng qua khe hở giữa miếng bìa ngăn và đáy cốc rồi đi lên phía ngọn nến. Hãy giải thích hiện tượng trên.
Thảo luận (3)Hướng dẫn giảiKhi đốt nến, không khí ở gần ngọn nến nóng lên, nở ra, di chuyển lên trên. Dòng không khí lạnh ở bên kia tấm bìa di chuyển xuống dưới vòng qua khe hở sang phía ngọn nến rồi đi lên.
(Trả lời bởi Lưu Hạ Vy)
Tại sao muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun từ phía dưới?
Thảo luận (3)Hướng dẫn giảiĐể phần ở dưới nóng lên trước đi lên (vì trọng lượng riêng giảm), phần ở trên chưa được đun nóng đi xuống tạo thành dòng đối lưu.
(Trả lời bởi Nhật Linh)
Trong chân không và trong chất rắn có xảy ra đối lưu không ? Tại sao?
Thảo luận (3)Hướng dẫn giảiTrong chân không và trong chất rắn không xảy ra đối lưu vì trong chân không cũng như trong chất rắn không thể tạo thành các dòng đối lưu.
(Trả lời bởi Lưu Hạ Vy)
Sự truyền nhiệt từ nguồn nhiệt tới bình có phải là dẫn nhiệt và đối lưu không ? Tại sao?
Thảo luận (3)Hướng dẫn giảiKhông phải là dẫn nhiệt vì không khí dẫn nhiệt kém. Cũng không phải là đối lưu vì nhiệt được truyền theo đường thẳng.
(Trả lời bởi Lưu Hạ Vy)
Tại sao trong thí nghiệm ở hình 23.4 (sách giáo khoa) bình chứa không khí lại được phủ muội đèn ?
Thảo luận (3)Hướng dẫn giảiTrong thí nghiệm ở hình 23.4 SGK bình chứa không khí lại được phủ một lớp muội đèn là để tăng khả năng hấp thụ tia nhiệt.
(Trả lời bởi Lưu Hạ Vy)
Tại sao về mùa hè ta thường mặc áo màu trắng mà không mặc áo màu đen?
Thảo luận (3)Hướng dẫn giảiVì màu đen hấp thụ nhiệt tốt, màu sáng như màu trắng hấp thụ nhiệt kém. Vì vậy về mua hè, ta nên mặc áo mà trắng, không nên mặc áo màu đen để giảm sự hấp thụ nhiệt giúp ta bớt nóng
(Trả lời bởi nguyễn huy hoàng)
Hãy chọn từ thích hợp cho các ô trống ở bảng 23.1
Chất |
Rắn |
Lỏng |
Khí |
Chân không |
Hình thức truyền nhiệt chủ yếu |
|
|
|
|
Thảo luận (3)Hướng dẫn giải(Trả lời bởi Phạm Thanh Tường)
Chất
Rắn
Lỏng
Khí
Chân không
Hình thức truyền nhiệt chủ yếu
+Dẫn nhiệt
+Bức xạ
+Dẫn nhiệt
+Đối lưu
+Bức xạ
+Dẫn nhiệt
+Đối lưu
+Bức xạ
+Bức xạ