Người xưa sáng tạo ra lịch trên cơ sở nào?
Người xưa sáng tạo ra lịch trên cơ sở nào?
Câu đồng dao trong tư liệu 2.1 thể hiện các tính thời gian của người xưa theo âm lịch hay dương lịch?
Mười rằm trăng náu
Mười sáu trăng treo
(Đồng dao Việt Nam)
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCâu đồng dao trên thể hiện cách tính lịch của người xưa theo âm lịch, tức là cách tính thời gian theo chu kì Mặt trăng quay xung quanh Trái Đất. Thời gian Mặt Trăng chuyển động hết Trái Đất một vòng là một tháng, cho nên đến mùng 10 ta thường không nhìn thấy trăng, nhưng đến ngày 16 thì trăng lại rất sáng và to.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Dựa vào sơ đồ 2.4 và thông tin trong bài, em hãy giải thích các khái niệm trước Công nguyên, Công nguyên, thập kỉ, thế kỉ, thiên nhiên kỉ.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Khái niệm “Công nguyên”: quy ước thời gian tính từ mốc chúa Giê-xu ra đời (được gọi là năm 1 công nguyên).
- Khái niệm “trước Công nguyên”: quy ước thời gian tính từ mốc trước khi chúa Giê-xu ra đời.
- Khái niệm “thập kỉ”: khoảng thời gian 10 năm
- Khái niệm “thế kỉ”: khoảng thời gian 100 năm.
- Khái niệm “thiên niên kỉ”: khoảng thời gian 1000 năm.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Dựa vào sơ đồ 2.4, em hãy xác định từ thời điểm đến hiện tại là bao nhiêu năm, bao nhiêu thập kỉ, bao nhiêu thế kỉ.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiThời điểm hiện tại là năm 2023 (Em nhớ coi lúc em đọc đáp án này thì lịch là năm nào nhé)
– Năm 179 TCN cách năm 2023= 2023 + 179 - 1 = 2201 (năm) (Vì không có năm 0) = 220 thập kỉ + 1 năm = 22 thế kỉ + 1 năm
– Năm 111 TCN cách năm 2023= 2023 + 111 - 1 = 2133 (năm) (Vì không có năm 0) = 213 thập kỉ + 3 năm = 21 thế kỉ + 33 năm
– Năm 1 TCN cách năm 2023= 2023 + 1 - 1 = 2023 (năm) (Vì không có năm 0) = 202 thập kỉ + 3 năm = 20 thế kỉ + 23 năm
– Năm 544 cách năm 2023= 2023 - 544 = 1479 (năm) = 147 thập kỉ + 9 năm = 14 thế kỉ + 79 năm
– Năm 938 cách năm 2023= 2023 - 938 = 1085 (năm) = 108 thập kỉ + 5 năm = 10 thế kỉ + 85 năm
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Hãy cho biết những ngày lễ quan trọng của nước Việt Nam: Giỗ Tổ Hùng Vương, Tết Nguyên đán, ngày Quốc Khánh, ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước được tính theo loại lịch nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNgày Giỗ tổ Hùng Vương: 10/3 Âm lịch
Tết Nguyên đán: 1,2,3/1 Âm lịch
Ngày Quốc khánh: 2/9 Dương lịch
Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước: 30/4 Dương lịch
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Quan sát hình 2.3, theo em vì sao trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng năm âm lịch? Có nên chỉ ghi một loại lịch là dương lịch không?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiBởi vì, tổ tiên chúng ta ngày xưa dùng Âm lịch nên những ngày lễ, tết cổ truyền, những ngày cúng, giỗ... chúng ta đều dùng ngày Âm lịch. Vì thế, cần phải ghi thêm ngày Âm lịch tương ứng với ngày Dương lịch.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)