Bài 2. Thời gian trong lịch sử

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Âm lịch, dương lịch

Dựa vào quan sát và tính toán, người xưa đã phát hiện quy luật di chuyển của Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời để tính thời gian và làm ra lịch.

! "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối".

(Tục ngữ Việt Nam)

- Âm lịch là cách tính thời gian theo chu kì Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Thời gian Mặt Trăng chuyển động hết một vòng Trái Đất là một tháng.

Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất

- Dương lịch là cách tính thời gian theo chu kì Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Thời gian Trái Đất chuyển động hết một vòng quanh Mặt Trời là một năm.

! Các dân tộc trên thế giới đã sáng tạo ra nhiều đo thời gian khác nhau như: đồng hồ cát, đồng hồ nước, đồng hồ mặt trời,...

 

@2067552@

II. Cách tính thời gian

- Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của dương lịch, gọi là Công lịch.

- Công lịch lấy năm 1 là năm tương truyền Chúa Giê-su ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên. Trước năm đó là trước Công nguyên (TCN). Từ năm 1 trở đi, thời gian được tính là Công nguyên (CN).

- Một thập kỉ là 10 năm; một thế kỉ là 100 năm; một thiên niên kỉ là 1000 năm.

Ảnh lịch ngày 27/1 liệu có "tiên đoán" được kết quả cho U23 Việt Nam?
Một tờ lịch ở Việt Nam

- Hiện nay, ở Việt Nam, Công lịch được dùng chính thức trong văn bản của nhà nước. Tuy nhiên, âm lịch vẫn được sử dụng rộng rãi trong nhân dân.

 

@2067644@

1. Âm lịch là cách tính thời gian theo chu kì Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.

2. Dương lịch là cách tính thời gian theo chu kì Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. 

3. Lịch chính thức của thế giới hiện nay là Công lịch. Từ năm 1 về sau được gọi là năm Công nguyên, trước năm đó gọi là trước Công nguyên (TCN).