Bài 2: Thành phần của nguyên tử

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo trang 17)

Hướng dẫn giải

Số proton = Số electron = 11

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Chân trời sáng tạo trang 17)

Hướng dẫn giải

- Đường kính nguyên tử = 10-10m

- Đường kính hạt nhân = 10-14m

=> Tỉ lệ đường kính nguyên tử và đường kính hạt nhân:

 (ảnh 2)

=> Đường kính nguyên tử lớn hơn rất nhiều so với đường kính hạt nhân

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Chân trời sáng tạo trang 14)

Hướng dẫn giải

Tia âm cực (các electron) chuyển động hỗn loạn, va đập vào chong chóng làm chong chóng quay

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 6 (SGK Chân trời sáng tạo trang 16)

Hướng dẫn giải

- Hạt nhân gồm 2 hạt:

   + Proton mang điện tích dương: +1

   + Neutron không mang điện

- Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương

=> Điện tích của hạt nhân nguyên tử do hạt proton quyết định

=> Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton trong hạt nhân

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 5 (SGK Chân trời sáng tạo trang 16)

Hướng dẫn giải

- Quan sát Hình 2.3 thấy được: hầu hết các hạt α đi thẳng, có vài hạt bị bắn theo đường gấp khúc

- Quan sát Hình 2.4 giải thích: các hạt α bị bắn theo đường gấp khúc là do va vào hạt nhân của nguyên tử vàng, các hạt không va vào hạt nhân thì đi thẳng

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 14)

Hướng dẫn giải

Tia âm cực mang điện tích âm

=> Sẽ bị hút về cực dương của trường điện (trái dấu hút nhau, cùng dấu đẩy nhau)

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 13)

Hướng dẫn giải

- Các hạt cấu tạo nên nguyên tử là:

   + Electron

   + Proton

   + Neutron

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo trang 13)

Hướng dẫn giải

- Nguyên tử gồm các hạt cơ bản: proton, electron và neutron.

+ Hạt electron kí hiệu là e, mang điện tích âm.

+ Hạt proton kí hiệu là p, mang điện tích dương.

+ Hạt neutron kí hiệu là n, không mang điện.

- Cơ sở để phát hiện ra các hạt cơ bản trên là:

+ Thông qua thí nghiệm khám phá tia âm cực của Thomson đã phát hiện ra hạt electron.

+ Khi bắn phá hạt nhân nguyên tử nitrogen bằng các hạt α, Rutherford đã phát hiện ra hạt proton.

+ Khi dùng các hạt α bắn phá hạt nhân nguyên tử beryllium, J. Chadwick đã phát hiện hạt neutron.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 14)

Hướng dẫn giải

Màn huỳnh quang dùng để hứng các tia phát ra từ cực âm.

Màn huỳnh quang (màn phosphorus) sẽ phát sáng, cho phép xác định vị trí của chùm tia khi nó chạm vào phần cuối của ống âm cực.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo trang 16)

Hướng dẫn giải

- Nguyên tử oxygen có 8 electron

=> Số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử oxygen là 8

- Mà số đơn vị điện tích dương hạt nhân = số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử

=> Hạt nhân của nguyên tử oxygen có điện tích: +8

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)