Chứng minh công thức \(\overrightarrow{F}=\dfrac{\Delta\overrightarrow{p}}{\Delta t}\)(19.1).
Chứng minh công thức \(\overrightarrow{F}=\dfrac{\Delta\overrightarrow{p}}{\Delta t}\)(19.1).
2. Đưa ra phương án kéo một tờ giấy ra khỏi cốc nước (Hình 19.2) sao cho cốc nước không đổ. Giải thích và làm thí nghiệm kiểm chứng.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiĐể cốc nước không bị đổ thì vận tốc của tờ giấy phải đủ lớn và di chuyển ra khỏi càng nước càng nhanh, ít tác động đến cốc nước. Vì vậy cần phải tác động lên tờ giấy một lực thật mạnh
=> Phương án: Giật tờ giấy thật nhanh và dứt khoát, tay kéo tờ giấy xuống phía dưới và giật mạnh.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Một trong những giải pháp khi cứu hộ người dân trong những vụ tai nạn hỏa hoạn ở nhà cao tầng là sử dụng đệm hơi. Đệm hơi được đặt ở vị trí thích hợp để người bị nạn có thể nhảy xuống an toàn (Hình 19.3). Thảo luận để trình bày vai trò của đệm hơi.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiVai trò của đệm hơi:
- Đệm hấp thụ hoàn toàn động năng từ người tiếp đệm và không bị bật trở lại
- Đệm được lắp đặt nhanh chóng, dễ dàng bằng khí thổi liên tục, gọn gàng và thuận tiện khi vận chuyển.
(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
3. Quan sát Hình 19.4 mô tả về hai trường hợp va chạm và nhận xét những tính chất của va chạm:
a) Va chạm giữa hai viên bi da.
b) Va chạm giữa viên đạn và khối gỗ (viên đạn bị mắc lại trong khối gỗ sau khi va chạm).
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) Một viên bi da đang đứng yên, một viên khác đi tới và va chạm vào viên dang đứng yên, sau va chạm, hai viên chuyển động theo hai hướng khác nhau và khác với hướng ban đầu của viên bi da di chuyển.
=> Va chạm của hai viên bi da là va chạm đàn hồi (sau va chạm, vật lấy lại hình dạng ban đầu và tiếp tục chuyển động tách rời nhau).
b) Ban đầu miếng gỗ đang đứng yên, viên đạn bay tới, mắc vào miếng gỗ, sau va chạm hai vật chuyển động theo hướng ban đầu của viên đạn
=> Va chạm của viên đạn vào miếng gỗ là va chạm mềm ( sau va chạm, hai vật dính vào nhau và chuyển động theo chiều ban đầu).
(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
4. Lập luận để chứng tỏ tổng động lượng của hệ hai vật va chạm với nhau được bảo toàn.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải
5. Đề xuất phương án xác định tốc độ của hai xe ngay trước và sau va chạm với dụng cụ được gợi ý trong bài.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Các bước xác định tốc độ của vật trước và sau va chạm
+ Bước 1: Gắn lò xo vào đầu của xe 1. Gắn 2 tấm chắn cổng quang điện lên mỗi xe.
+ Bước 2: Đo tổng khối lượng của xe 1 và xe 2 sau khi đã gắn lò xo và tấm chắn cổng quang điện
+ Bước 3: Giữ xe 2 đứng yên, đẩy cho xe 1 chuyển động đến va chạm với xe 2.
+ Bước 4: Đo thời gian hai xe đã đi qua cổng quang điện trước và sau va chạm
Chú ý: Tốc độ = Quãng đường / Thời gian.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
6. Khi xác định tốc độ của hai xe ngay trước và sau va chạm, em cần lưu ý gì đến dấu của vận tốc?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiChọn chiều dương là chiều chuyển động của vật 1
Đối với va chạm đàn hồi, khi vật bật ngược trở lại thì vận tốc âm
Đối với va chạm mềm thì vận tốc của hệ vật mang dấu dương.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
7. Dựa vào bảng số liệu ghi nhận được, tính toán động lượng của hai xe trước và sau va chạm.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải
8. Đánh giá sự thay đổi động lượng của từng xe và cả hệ trước và sau va chạm.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải
9. Dựa vào kết quả đo vận tốc từ hai thí nghiệm trên, tiến hành tính toán và lập bảng số liệu về động năng của hai xe trước và sau va chạm (như gợi ý ở Bảng 19.2) cho cả hai loại va chạm.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải