Bài 18: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 114)

Hướng dẫn giải

Dự đoán: Viên bi bằng sắt sẽ làm khúc gỗ dịch chuyển nhiều hơn viên bi bằng thủy tinh.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 115)

Hướng dẫn giải

Động lượng phụ thuộc vào vận tốc của vật, đối với mỗi một hệ quy chiếu khác nhau thì sẽ cho vận tốc v khác nhau nên động lượng sẽ khác nhau

=> Động lượng phụ thuộc vào hệ quy chiếu.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 115)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 116)

Hướng dẫn giải

Trên thực tế, không tồn tại hệ kín lí tưởng. Vì môi trường luôn luôn có sự tương tác vật chất với nhau.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 116)

Hướng dẫn giải

Trước khi thực hiện thí nghiệm thì đệm khí được khởi động nên khi hai xe di chuyển va chạm vào nhau, sẽ không có lực ma sát cản trở chuyển động, chỉ còn tương tác giữa các vật trong hệ nên thí nghiệm được xem như gần đúng là hệ kín.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 116)

Hướng dẫn giải

Những lưu ý khi bố trí thí nghiệm để hạn chế sai số:

- Đặt đệm không khí nằm ngang, không để lệch (đầu cao, đầu thấp).

- Kiểm tra các lỗ khí trên đệm xem có bị kín lỗ nào hay không, để đảm bảo hạn chế tối đa ma sát giữa xe và đệm.

- Tấm chắn cổng quang được lắp cẩn thận, ngay ngắn, không bị lệch.

- Thao tác bấm công tắc dứt khoát.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Chân trời sáng tạo trang 116)

Hướng dẫn giải

Nếu chỉ có 1 đồng hồ đo thời gín hiện số thì ta sử dụng thêm một đồng hồ bấm giây để đo thời gian vật di chuyển.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Chân trời sáng tạo trang 116)

Hướng dẫn giải

- Ta có độ dịch chuyển cố định, thí nghiệm cho biết được thời gian nên ta có thể xác định được vận tốc tức thời của xe.

- Lưu ý về dấu của vận tốc tức thời:

+ Nếu khối lượng của vật 1 va chạm vào vật 2 lớn hơn, hệ hai vật chuyển động cùng chiều với chiều chuyển động của vật 1 thì vận tốc tức thời lớn hơn 0

+ Nếu hệ hai vật chuyển động ngược chiều với chiều ban đầu của vật 1 thì vận tốc tức thời nhỏ hơn 0

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 119)

Câu hỏi 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 119)