Nước biển có chứa những chất gì mà lại có vị mặn?
Nước biển có chứa những chất gì mà lại có vị mặn?
Khi pha thêm nước vào cốc nước cam, em thấy màu và vị nước cam thay đổi thế nào? Từ đó cho biết tính chất của hỗn hợp có phụ thuộc vào thành phần không?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Khi pha thêm nước vào cốc nước cam, em thấy màu nước cam nhạt dần, và vị cũng nhạt dần.
- Từ đó, ta thấy được tính chất hỗn hợp phụ thuộc vào thành phần các chất trong hỗn hợp đó.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Hãy kể một số chất tinh khiết và hỗn hợp xung quanh em.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiMột số chất tinh khiết và hỗn hợp xung quanh em.
- Chất tinh khiết: nước cất, bạc, vàng, oxygen,...- Hỗn hợp: gang, thép, không khí, nước chanh,...
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Khi hòa tan đường vào nước, đường có bị biến đổi thành chất khác không?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiKhi hòa tan đường vào nước, ta được nước đường. Đường không bị biến đổi thành chất khác.
(Trả lời bởi datcoder)
Nước muối, giấm ăn, nước giải khát có gas là các dung dịch. Em hãy chỉ ra dung môi và chất tan trong các trường hợp đó.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiDung môi trong các trường hợp đó là nước
Các chất tan là muối, acetic acid, đường hóa học, ...
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Quan sát hình 16.1 và hãy chỉ ra loại nước nào là hỗn hợp đồng nhất, không đồng nhất?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiHỗn hợp đồng nhất:nước cất tiêm, nước đường
Hỗn hợp không đồng nhất: nước cam
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Tính chất của chất tan trong dung dịch có khác với ban đầu không?
Chuẩn bi: 1 cố, 1 thìa, muối ăn, nước
Tiến hành: Pha 3-5 thìa nhỏ muối ăn vào cốc đựng 20ml nước ấm, khuấy đều.Nếm thử vị dung dịch thu được. Nhỏ vài giọt dung dịch lên thìa inox, hơ trên lửa đến khi nước bay hơi hết.Để nguội, quan sát màu sắc và nếm thử vị của chất rắn thu được trên thìa.
Em hãy: nhận xét về màu sắc, vị của chất rắn thu được và so sánh với muối ăn ban đầu.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Dung dịch thu được có vị mặn
- Khi cô cạn, chất rắn thu được có màu trắng, vị mặn là muối ăn ban đầu
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Khi hòa muối ăn vào nước, nếu muối không tan hết, bị lắng xuống đáy thì có tạo thành huyền phù không?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiKhi hòa muối ăn vào nước, nếu muối không tan hết, bị lắng xuống đáy thì không tạo thành huyền phù. Vì huyền phù gồm các hạt chất rắn lơ lửng trong lòng chất lỏng.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Kể tên một số nhũ tương và huyền phù xung quanh em.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiMột số nhũ tương và huyền phù xung quanh em.
Nhũ tương: sữa, hỗn hợp dầu ăn và nước (khí được khấy trộn),...
Huyền phù: nước phù sa, nước bột màu, nước bùn,...
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Phân biệt huyền phù với dung dịch
Chuẩn bị: 2 cốc nước, đường, bột sắn dây
Tiến hành: Cho một thìa đường vào cốc thứ nhất, cho một thìa bột sắn dây vào cốc thứu hai.Khuấy đều hai cốc.Để yên 2-3 phút.
Quan sát và trả lời câu hỏi:
1. Nước đường và nước bột sắn dây có cùng trong suốt không?Cốc nào là dung dịch, cốc nào là huyền phù?
2. Sau 30 phút, ở mỗi cốc có sự thay đổi nào không?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải1. Nước đường và nước bột sắn dây không cùng trong suốt, nước đường thì trong suốt, tuy nhiên nước sắn dây có màu trắng đục. Do đó cố nước đường là dung dịch, cốc nước sắn dây là huyền phù.
2. Sau 30 phút ta thấy:
- Cốc nước đường không hiện tượng
- Cốc nước sắn dây thấy có bột sắn lắng xuống đáy cốc, một vài hạt vẫn lơ lửng trong dung dịch.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)