Bài 16. Định luật 3 Newton

Khởi động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 67)

Hướng dẫn giải

a) Dự đoán: Số chỉ của hai lực kế giống nhau.

b) Học sinh tự làm thí nghiệm để kiểm tra.

Kết luận: Khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối.

c) Nếu cả hai tiếp tục kéo về hai phía ngược nhau với độ lớn tăng lên thì số chỉ của hai lực kế sẽ tăng lên nhưng các số chỉ đó vẫn bằng nhau (chú ý tới giới hạn đo của lực kế).

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Hoạt động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 67)

Hướng dẫn giải

1.

Lực làm cho nam châm dịch chuyển lại gần thanh sắt là lực hút

2.

Khi đốt sợi dây buộc thì hai xe bị lò xo đẩy về hai phía, xe 1 bị di chuyển về phía bên trái, xe 2 bị di chuyển về phía bên phải

Thông qua thí nghiệm ở hình 16.1 ta thấy rằng: Lực không tồn tại riêng lẻ. Các lực hút hoặc đẩy luôn xuất hiện thành từng cặp giữa hai vật.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 67)

Hướng dẫn giải

1.

Cặp lực và phản lực có đặc điểm:

+ Điểm đặt: tại vật

+ Phương: cùng phương:

+ Chiều: ngược chiều

+ Độ lớn: bằng nhau

2.

 Dựa vào đặc điểm của lực và phản lực, ta thấy cặp lực và phản lực là hai lực cân bằng.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 67)

Hướng dẫn giải

Điểm đặt của các lực: tại vật

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 68)

Hoạt động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 68)

Hướng dẫn giải

1.

Nếu cả hai người cùng kéo nhưng để lực kế di chuyển về phía một người (ví dụ cùng di chuyển hai lực kế sang phải) thì số chỉ của hai lực kế sẽ khác nhau

Các em tự thực hiện thí nghiệm để kiểm tra. 

2.

Ví dụ

+ Lực và phản lực luôn xuất hiện thành từng cặp (xuất hiện hoặc mất đi đồng thời): dùng tay đập vào quyển sách

+ Lực và phản lực cùng tác dụng theo một đường thẳng, cùng độ lớn nhưng ngược chiều (hai lực như vậy là hai lực trực đối): Quả bóng đập vào tường, tay đập vào sách,..

+ Lực và phản lực không cân bằng nhau (vì chúng đặt vào hai lực khác nhau): Ném quả bóng vào một quả bóng khác đang đứng yên.

+ Cặp lực và phản lực là hai lực cùng loại: quả táo rơi xuống dưới đất.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 68)

Hướng dẫn giải

Lực do ô tô tác dụng lên mặt đường có độ lớn bằng lực mà mặt đường đẩy ô tô như chúng không khử nhau vì chúng đặt vào hai lực khác nhau.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Em có thể? (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 68)

Hướng dẫn giải

Các vận động viên khi bơi tới mép hồ bơi và quay lại thì dùng chân đẩy mạnh vào vách hồ bơi để đi chuyển nhanh hơn là vì khi VĐV tác dụng lực vào vách hồ bơi thì vách hồ bơi cũng sẽ tác dụng một lực lên chân của VĐV. Lực này giúp cho các VĐV có đà và di chuyển nhanh hơn.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)