Bài 16. Cơ năng

Câu C1 (SGK trang 55)

Hướng dẫn giải

Quả nặng A chuyển động xuống phía dưới làm căng sợi dây. Sức căng của sợi dây làm thỏi gỗ B chuyển động, tức là thực hiện công. Như vậy quả nặng A khi đưa lên độ cao nào đó nó có khả năng sinh công, tức là có cơ năng.

(Trả lời bởi Nguyễn Xuân Yến Nhi)
Thảo luận (3)

Câu C2 (SGK trang 56)

Hướng dẫn giải

Đốt cháy sợi dây, lò xo đẩy miếng gỗ lên cao tức là thực hiện công. Lò xo khi biến dạng (bị nén) có cơ năng.

(Trả lời bởi Hello Kitty)
Thảo luận (3)

Câu C3, C4, C5 (SGK trang 56)

Hướng dẫn giải

C3: - Quả cầu A lăn xuống đập vào miếng gỗ B, làm miếng gỗ B chuyển động một đoạn.
C4: - Quả cầu A tác dụng vào miếng gỗ B một lực làm miếng gỗ B chuyển động tức là thực hiện công.
C5: Một vật chuyển động có khả năng sinh công (thực hiện công) tức là có cơ năng.

Cơ năng của vật do chuyển động mà có được gọi là động năng

(Trả lời bởi Hello Kitty)
Thảo luận (3)

Câu C6, C7, C8 (SGK trang 57)

Hướng dẫn giải

C6:

So với TN1, lần này miếng gỗ B chuyển động được đoạn dài hơn. Như vậy khả năng thực hiện công của quả cầu A lần này hơn lần trước. quả cầu A lăn tử vị trí cao hơn nên vận tốc của nó khi đập vào miếng gỗ B lớn hơn trước. Qua TN2 có thể rút ra kết luận: Động năng của quả cầu A phụ thuộc vào vận tốc của nó. Vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.

C7:

Miếng gỗ B chuyển động được đoạn đường dài hơn, như vậy công của quả cầu A’ thực hiện được lớn hơn công của quả cầu A thực hiện lúc trước. TN3 cho thấy, động năng của quả cầu còn phụ thuộc vào khối lượng của nó. Khối lượng của vật càng lớn , thì động năng của vật càng lớn.

C8:

Động năng phụ thuộc vận tốc và khối lượng của nó.

(Trả lời bởi Hiiiii~)
Thảo luận (2)

Câu C9 (SGK trang 57)

Hướng dẫn giải

Ví dụ vật vừa có cả động năng và thế năng : Vật đang chuyển động trong không trung, con lắc lò xo dao động…

(Trả lời bởi Hiiiii~)
Thảo luận (3)

Câu C10 (SGK trang 57)

Hướng dẫn giải

a) Thế năng.

b) Động năng.

c) Thế năng.


(Trả lời bởi Hiiiii~)
Thảo luận (3)