Bài 15. Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

Mở đầu (SGK Cánh Diều - Trang 79)

Hướng dẫn giải

a: Canh tác

b: sử dụng giống lúa chịu sâu, bệnh

c: biện pháp cơ giới vật lí

d: hóa học

e: canh tác

g: sinh học

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1.1 (SGK Cánh Diều - Trang 79)

Hướng dẫn giải

Mục đích cụ thể của các biện pháp kĩ thuật trong canh tác:

+ Làm đất, vệ sinh đồng ruộng : giúp đất tơi xốp, phá hủy nơi ẩn nấp của sâu bệnh, giữ chất dinh dưỡng trong đất cho cây trồng.

+ Gieo trồng đúng thời vụ: giúp cây thích nghi phát triển, sinh trưởng tốt nhất.

+ Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí: kịp thời phát hiện sâu bệnh, bổ sung dinh dưỡng cho cây, giúp cây nâng cao khả năng kháng sâu bệnh, từ đó cây sinh trưởng, phát triển và đạt chất lượng tốt nhất.+ Luân canh cây trồng: không cho sâu bệnh sống lâu với một loại cây trồng. (Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập mục 1.1 (SGK Cánh Diều - Trang 79)

Hướng dẫn giải

Mô tả những hoạt động phòng, trừ sâu bệnh trong Hình 15.2

- Hình A: Làm đất

- Hình B: Vệ sinh đồng ruộng

- Hình C: Phun thuốc trừ sâu 

- Hình D: Vun xới gốc cây

- Hình E: Luân canh cây trồng

- Hình G: Bón vôi quanh gốc cây

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1.2 (SGK Cánh Diều - Trang 80)

Hướng dẫn giải

Cơ sở khoa học của biện pháp dùng bẫy đèn, bẫy dính để phòng trừ sâu hại: Các loại sâu bọ và côn trùng gây hại cho cây bị thu hút bởi ánh sáng và màu sắc của bẫy đèn và bẫy dính. Dựa trên cơ sở này người ta đã áp dụng để có thể hạn chế và  phòng ngừa sâu bệnh

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập mục 1.2 (SGK Cánh Diều - Trang 80)

Hướng dẫn giải

a: Dùng bẫy đèn

b: Dũng bẫy dính 

c: Dùng vợt

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Vận dụng mục 1.2 (SGK Cánh Diều - Trang 80)

Hướng dẫn giải

Các biện pháp cơ giới, vật lí có thể áp dụng để phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây trồng ở gia đình hoặc địa phương em là: Bẫy đèn, bẫy dính, bẫy mùi, cắt cành bị bệnh, dùng tay, dùng vợt bắt sâu bọ gây hại cho cây trồng,...

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1.3 (SGK Cánh Diều - Trang 80)

Hướng dẫn giải

Theo em, giống chống chịu sâu, bệnh phải có những đặc điểm: cấu trúc gen có hệ thống miễn dịch tốt, hình thái tự nhiên có một số đặc điểm như: gái, lớp biểu bì dày, tiết ra một số chất hóa học xua đuổi sâu bệnh, giai đoạn ra hoa,phát triển không trùng với giai đoạn phát triển mạnh mẽ của sâu bệnh,..

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập mục 1.3 (SGK Cánh Diều - Trang 80)

Hướng dẫn giải

- Những giống kháng sâu, bệnh ở gia đình và địa phương em đã sử dụng là: Giống ngô DK6919S

- Mô tả đặc điểm: Trái mập, ngắn, màu sắc đậm, đẹp, cây phát triển và thu hoạch nhanh cho năng suất cao.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1.4 (SGK Cánh Diều - Trang 81)

Hướng dẫn giải

Biện pháp sinh học để tiêu diệt sâu, bệnh hại dựa trên cơ sở khoa học: Sâu bệnh chỉ có thể gây hại được cho cây trồng khi chúng phát triển tích lũy đến số lượng cao vượt quá khả năng chống chịu của cây. Vì vậy, muốn hạn chế tác hại của sâu bệnh có hiệu quả, một mặt phải hạn chế số lượng sâu bệnh phát sinh, mặt khác phải tăng sức chống chịu cho cây.

⇒ Sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng để ngăn dịch hại, giảm thiệt hại do sâu bệnh gây ra.

(Trả lời bởi *•.¸♡ 𝓐𝓷𝓱𝓱 𝓣𝓱𝓾̛𝓾̛ ♡¸.•*)
Thảo luận (1)

Luyện tập mục 1.4 (SGK Cánh Diều - Trang 81)

Hướng dẫn giải

-Ong bắp cày: giai đoạn phôi thai

-Kiến vàng: trứng, nhộng

-Bẫy Pheromone: sâu trưởng thành

-Ong mắt đỏ: trứng, nhộng

-Sâu bị nhiễm virus NPV: sâu trưởng thành

-Bọ rùa: trứng, sâu non.

-Chim sâu: nhộng, sâu trưởng thành

-Bọ ngựa: nhộng, sâu trưởng thành.

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)