Bài 10: Oxide

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 44)

Hướng dẫn giải

Vôi sống \(+\) nước tạo ra \(Ca\left(OH\right)_2:CaO+H_2O\rightarrow Ca\left(OH\right)_2\)

Mà \(Ca\left(OH\right)_2+\)  acid có trong đất và khử chua cho đất

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Hoạt động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 44)

Hướng dẫn giải

Nhận xét: Công thức phân tử của các oxide ở cột (2), (4) đều có chứa 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxygen (O).

1. Khái niệm oxide: Oxide là hợp chất của hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxygen.

2. Phân loại oxide:

- Dựa vào thành phần nguyên tố, oxide có thể phân thành hai loại: oxide kim loại và oxide phi kim.

- Dựa vào tính chất hoá học, oxide có thể phân thành 4 loại: oxide acid (SO2, CO2, SO3,...); oxide base (K2O, MgO, CaO); oxide lưỡng tính (Al2O3, ZnO,..) và oxide trung tính (CO, NO,...)

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 45)

Hướng dẫn giải

\(4Al+3O_2\rightarrow\left(t^o\right)2Al_2O_3\left(1\right)\\ 4P+5O_2\rightarrow\left(t^o\right)2P_2O_5\left(2\right)\\ S+O_2\rightarrow\left(t^o\right)SO_2\left(3\right)\\ 2Mg+O_2\rightarrow\left(t^o\right)2MgO\left(4\right)\)

Đọc tên sp:

(1) Al2O3: Aluminum oxide

(2) P2O5: Phosphor pentoxide

(3) SO2: Sulfur dioxide

(4) MgO: Magnesium oxide

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Hoạt động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 45)

Hướng dẫn giải

\(CO_2+Ca\left(OH\right)_2\rightarrow CaCO_3\downarrow\left(trắng\right)+H_2O \)

Hiện tượng: Có xuất hiện vẩn đục nước vôi trong (cặn trắng)

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 46)

Hướng dẫn giải

\(SO_2+2NaOH\rightarrow Na_2SO_4+H_2O\\ SO_2+NaOH\rightarrow NaHSO_3\)

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Hoạt động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 46)

Hướng dẫn giải

\(CuO+H_2SO_4\rightarrow CuSO_4+H_2O\)

Hiện tượng: Bột CuO tan trong dung dịch acid tạo thành dung dịch màu xanh lam.

Giải thích: Vì CuO là oxit base có tác dụng với acid tại thành dung dịch muối

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 47)

Hướng dẫn giải

- Tính chất hoá học của oxide base:

+ Tác dụng với oxide acid: MgO + CO2 -> MgCO3

+ Tác dụng với dung dịch acid: MgO + 2HCl -> MgCl2 + H2O

+ Tác dụng với nước tạo dung dịch base: MgO là oxide base không tan nên không có phản ứng với nước.

- Tính chất hoá học của oxide acid:

+ Tác dụng với oxide base: SO2 + K2O -> K2SO3

+ Tác dụng với dung dịch base: SO2 + 2 KOH -> K2SO3 + H2O

+ Tác dụng với nước tạo dung dịch acid: \(SO_2+H_2O⇌H_2SO_3\)

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 47)

Hướng dẫn giải

a) Oxide tác dụng với \(HCl\) là: \(CaO;Fe_2O_3\) (các oxide base).

\(CaO+2HCl\rightarrow CaCl_2+H_2O\)

\(Fe_2O_3+6HCl\rightarrow2FeCl_3+2H_2O\)

b) Oxide tác dụng với \(NaOH\) là: \(SO_3;CO_2\) (các oxide acid).

\(SO_3+2NaOH\rightarrow Na_2SO_4+3H_2O\)

\(CO_2+2NaOH\rightarrow Na_2CO_3+H_2O\)

Còn lại \(CO\) là oxide trung tính, không tác dụng với \(NaOH\) và \(HCl\).

(Trả lời bởi Toru)
Thảo luận (1)