2. Trong phần 2, người viết đã lập luận như thế nào để làm nổi bật vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện Chữ người tử tù, nhất là việc “biết sợ” “cái tài, cái đẹp và... thiên lương” của họ?
2. Trong phần 2, người viết đã lập luận như thế nào để làm nổi bật vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện Chữ người tử tù, nhất là việc “biết sợ” “cái tài, cái đẹp và... thiên lương” của họ?
3. Em hãy chỉ ra ý kiến, giọng điệu của người viết trong đoạn văn sau:
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo:
Trong đoạn văn trên, người viết đã chỉ ra ý kiến, khẳng định quan điểm của mình: "muốn nên người, phải biết kính sợ ba điều này: cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lương). Vậy, kẻ nào không biết sợ cái gì hết, đó là loài quỷ sứ”.
→ Đây là một giọng điệu dứt khoát với giọng văn trầm lắng, nhẹ nhàng nhưng cũng mãnh liệt.
(Trả lời bởi Đinh Trí Gia BInhf)
Tác giả đã nhắc đến những biểu hiện nào của các nhân vật để chứng tỏ họ là những người "vô úy"?
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiHuấn Cao: con người "chọc trời khuấy nước", đến "chết chém ông còn chẳng sợ".
Viên quản ngục: Gan góc, ngang tàng.
=> Cả hai người đều những con người dám thách thức với những đòn trừng phạt ghê gớm có thể giáng xuống đầu.
(Trả lời bởi Minh Duong)
1. Văn bản trên cho thấy người viết muốn làm sáng tỏ điểm đặc sắc nào về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Chữ người tử từ?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiVăn bản trên cho thấy người viết muốn làm sáng tỏ điểm đặc sắc về giá trị nội dung của truyện ngắn người tử tù:
- Tác giả ca nêu lên phong cách tạo ra thế giới nhân vật riêng của tác giả truyện ngắn.
- Văn bản ca ngợi nội dung truyện ngắn đã làm nổi bật sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái tài, cái đẹp với cái tục tằn, giữa thiên lương với tội ác.
Văn bản trên cho thấy người muốn làm sáng tỏ đặc điểm về giá trị nghệ thuật
(Trả lời bởi Minh Duong)
Người viết đã phân tích, làm rõ thêm khía cạnh gì ở các nhân vật trong Chữ người tử tù?
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiPhân tích Chữ người tử tù, không những cần đề cao cái thái độ không biết sợ của Huấn Cao, người quản ngục và viên thơ lại, mà còn phải biết ca ngời cái biết sợ của những nhân vật này.
(Trả lời bởi Minh Duong)
Vì sao tác giả lại cho rằng Chữ người tử tù là "sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối"?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTác giả lại cho rằng Chữ người tử tù là "sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối" vì trong tác phẩm đó đã làm nổi bật sự đối lập giữa cái tài, cái đẹp với cái nhem nhuốc tục tằn, của thiên lương đối với cái ác.
(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Liên hệ với những hiểu biết về truyện Chữ người tử tù đã học ở Bài 3 để hiểu văn bản nghị luận này.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng được đăng trên tạp chí Tao đàn số 29 vào năm 1938, sau đó được in trong tập Vang bóng một thời và đổi tên là Chữ người tử tù.
- Chữ người tử tù được đánh giá là một trong những thiên truyện xuất sắc nhất của tập sách.
- Nội dung chính: Tác phẩm ngợi ca cái đẹp, trân quý nhân phẩm tốt đẹp của con người không bị môi trường bào mòn, thay đổi.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Đọc trước văn bản “Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân”, tìm hiểu thêm thông tin về nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Tác giả Nguyễn Đăng Mạnh:
Nguyễn Đăng Mạnh (1930-2018) quê gốc ở Gia Lâm - Hà Nội, ông được sinh ra ở Nam Định.
Thuở nhỏ, ông theo học trường Chu Văn An – Hà Nội. Đến khi cách mạng tháng 8/1945 nổ ra, trường sơ tán lên Phú Thọ và giải tán. Ông tiếp tục theo học trung cấp sư phạm ở Tuyên Quang rồi từ đây ông bước chân vào nghề nhà giáo.
Năm 1960, sau quá trình học tập ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ đây, ông bắt đầu nghiên cứu văn học va trở thành nhà nghiên cứu, phê bình
Nguyễn Đăng Mạnh là một nhà giáo, một giáo sư, nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học nổi tiếng của Việt Nam. Cả cuộc đời ông đã có những đóng góp to lớn cho nền giáo dục nước nhà. Nhiều tác phẩm nghiên cứu có giá trị về mặt nội dung và nghệ thuật để lại cho thế hệ sau. Các nhân vật như Chủ tịch Hồ Chí Minh, hoặc các tác giả nổi tiếng: Nguyễn Tuân, Tố Hữu, Nguyên Hồng, Xuân Diệu,…đều được ông tái hiện một cách chân thực, gần gũi.
(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Người viết đã nêu vấn đề gì và nhận định như thế nào về vấn đề đó?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNgười viết đã nếu vấn đề phong cách của các nhà văn. Ông nhận định: Những nhà văn có phong cách đều tạo ra cho mình một thế giới nhân vật riêng.
(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Phần 3 khẳng định vẻ đẹp nào của nhân vật quản ngục? Từ đó, hãy suy đoán về thông điệp mà tác giả muốn thể hiện.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiPhần 3 khẳng định vẻ đẹp trong tâm hồn của nhân vật quản ngục. Cái cúi đầu trước cái tài, cái đẹp, cái thiên lương khiến con người ông trở nên cao cả hơn, lớn lao hơn, sang trọng hơn.
Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến là: Con người cũng có lúc phải cúi đầu nhưng hãy chỉ cúi đầu trước cái tài, cái đẹp, cái thiên lương.
(Trả lời bởi Minh Duong)