Chương trình Toán phổ thông mới: Giải căn nguyên người Việt giỏi nhưng nghèo!

GS Đỗ Đức Thái thẳng thắn cho rằng, Việt Nam thi cái gì cũng giỏi, nhất là Toán nhưng hiếm để lại một dấu ấn nào trong đỉnh cao trí tuệ khoa học kỹ thuật thế giới (cho đến khi có GS Ngô Bảo Châu). Dân ta giỏi đấy nhưng vì thiếu đi một yếu tố cốt lõi nên cứ... nghèo.

"Học tốt, thi tốt nhưng không sáng tạo thì chỉ mãi đi làm thuê"

Đó là nhận định của GS Đỗ Đức Thái (thành viên Ban phát triển Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể mới, Chủ biên chương trình môn Toán) tại hội thảo “Toán học không xa cách” trong khuôn khổ ngày hội Toán học mở 2017 do Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán tổ chức sáng 13/8 tại Hà Nội.

Đáng chú ý, Tổng chủ biên chương môn Toán cho biết, chương mình môn Toán sau năm 2017 sẽ hướng tới giải quyết một trong những lý do lớn nhất người Việt chúng ta giỏi nhưng vẫn nghèo. Chương trình Toán mới sẽ chuyển từ việc tiếp cận nội dung sang phát triển năng lực của người học; không xem mục đích chính là thi cử, điểm số.

GS Thái thẳng thắn cho rằng, Việt Nam chúng ta có một điểm mà đã thành truyền thống là học sinh thi gì cũng giỏi. Và thú vị là "thường chỉ một 2 năm hoặc ba năm đầu kém thôi còn các năm sau thì kết quả rất cao".

GS Đỗ Đức Thái, Thành viên Ban phát triển Chương trình GDPT tổng thể, Chủ biên chương trình môn Toán.
GS Đỗ Đức Thái, Thành viên Ban phát triển Chương trình GDPT tổng thể, Chủ biên chương trình môn Toán.

 

Theo ông Thái đó là do việc luyện thi và không đâu xa, chính ông cũng từng bỏ công luyện học sinh tới hơn chục buổi.

“Gần đây tôi có dẫn học sinh Việt Nam đi thi toán quốc tế ở cấp Tiểu học. Mấy năm đầu tiên thì chả được giải nào, điểm kém lắm, thậm chí có năm điểm không hết, nhưng năm ngoái cả thế giới có 26 giải Nhất thì học sinh Việt Nam chiếm tới 11 giải liền”, ông kể.

“Thành tích tốt thì đáng vui nhưng cũng nhiều trăn trở. Người Việt học giỏi, thi gì cũng giỏi nhất là môn Toán học nói riêng và các môn Khoa học tự nhiên nói chung nhưng dân tộc ta không để lại một dấu ấn nào trong cái đỉnh cao trí tuệ về Toán học hay Khoa học kỹ thuật của thế giới cho đến khi có dấu ấn đầu tiên của GS Ngô Bảo Châu. Và sau đó thì không biết bao lâu sẽ có nữa”, diễn giả này nhận định.

Chủ biên chương trình môn Toán cho rằng, mặt bằng chung học sinh Việt học tốt, thi tốt nhưng gần như thiếu đi sự sáng tạo. "Mà không sáng tạo thì chỉ có thể đi làm thuê mà thôi. Và đó là một lý do lớn khiến chúng ta giỏi mà vẫn nghèo”, ông nhấn mạnh.

“Đỉnh cao của sáng tạo là khả năng giải quyết vấn đề, nhìn thấy và hình thành vấn đề rồi giải quyết được nó. Đây là khả năng quan trọng bậc nhất” - GS Đỗ Đức Thái.

Ông Thái cho hay, chương trình giáo dục Toán học phổ thông mới thay cách tiếp cận nội dung trước đây là quan tâm nhiều đến chuyện được học những đơn vị kiến thức nào, giải được bao nhiêu dạng bài tập, đi thi được bao nhiêu điểm sang cách tiếp cận mới là hướng đến khả năng sáng tạo của người học.

“Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Trong mọi lĩnh vực của xã hội, lĩnh vực nào, mảng ngành cũng có hàng trăm hàng nghìn người làm, chỉ sáng tạo thì mới nhìn ra cái gì là của riêng mình và trở thành người dẫn đầu/đứng đầu và mang đạt được giá trị thực.

Kiến thức Toán học phải là “cần cơm cơm”

GS Đỗ Đức Thái chỉ rõ: “Chương trình Toán phổ thông mới được xây dựng nhằm thực hiện vai trò như một cái “cần câu cơm”, có thể giúp con người mưu sinh, giúp học sinh có khả năng sáng tạo thích ứng bất cứ thay đổi nào của xã hội”.

Chính vì vậy, triết lý của chương trình phổ thông mới về Toán sẽ xoay quanh 4 chẽ: tinh giảm, thiết thực, hiện đại, sáng tạo.

 

“Đừng hy vọng chương trình mới sẽ đưa ra những đơn vị kiến thức rất mới, chuyện hay ho này khác. Điểm thay đổi là sẽ bớt đi nhiều so với hiện nay và chúng ta hướng giáo dục toán học đến sự mưu sinh của mỗi một con người sau này chứ không phải thi cử”, ông Thái khẳng định.

Ăn gì bổ đấy, không bổ thì bỏ ngay!

Đặt mục tiêu hướng đến phát triển năng lực và khả năng sáng tạo của học sinh, chương trình Toán học mới sẽ xây dựng trên tinh thần phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của học sinh.

GS Đỗ Đức Thải cảm thán: “Tôi rất kinh ngạc khi nhìn vào đề thi tuyển sinh đại học, các em phải giải những bất phương trình, phương trình mũ logarit, tích phân hay lượng giác... mà không biết về sau cuộc đời các em cần gì đến những phương trình đó. Các em đang tính những cái mà không hề ai dùng đến và tôi nghĩ sau này cuộc đời các em cũng không bao giờ dùng đến”.

GS Đỗ Đức Thái cho rằng, chương trình Toán của Việt Nam đang có xu hướng dồn kiến thức từ lớp trên xuống lớp dưới khiến các em học sinh vất vả.
GS Đỗ Đức Thái cho rằng, chương trình Toán của Việt Nam đang có xu hướng dồn kiến thức từ lớp trên xuống lớp dưới khiến các em học sinh vất vả.

 

Chủ biên chương trình Toán phổ thông nhấn mạnh, một đơn vị kiến thức đưa vào thì dứt khoát phải trả lời được câu hỏi rằng để làm gì. “Tôi đòi hỏi chương trình phải ví như việc “ăn gì phải bổ nấy”, không chứng minh được điều đó là cần thiết thì bỏ ngay, chứ không phải tư tưởng không bổ dọc thì bổ ngang”.

Ông cũng cho rằng, chương trình Toán học hiện nay đang có xu hướng dồn từ lớp trên xuống lớp dưới. Chẳng hạn, có những bài tập khó ở sách giáo khoa lớp 4 của Việt Nam thường nằm trong chương trình lớp 6, lớp 7 của các nước trên thế giới.

Ở chương trình Toán mới, GS Thái cho biết, đường kiến thức chương trình và đường phát triển năng lực học sinh sẽ gắn kết chặt chẽ, chi phối nhau. Và nguyên tắc để xây dựng chương trình Toán phổ thông mới gồm: Khảo cứu cẩn thận chương trình cũ Việt Nam áp dụng 70-80 năm nay một cách chu đáo để từ đó kế thừa những cái tốt; Khảo cứu thế giới làm như thế nào để học hỏi nhằm đảm bảo chương trình học có tính hội nhập, tính quốc tế; Căn cứ định hướng mục đích để quyết định đơn vị kiến thức.

(Nguồn: dantri.com.vn)

Khách

trần nhất trung
19 tháng 4 2021 lúc 21:33
Minh Trường Trần
2 tháng 5 2021 lúc 12:32
😀😁😂😃😄😅😆😉😊😋😎😍😘😗😙😚☺🙂🤗😇🤔😐😑😶🙄😏😣😥😦😧😨😩😬😰😱
· Trả lời (0)
Xem thêm bình luận...