EM chào thầy thầy cho em hỏi ADN nhân sơ và ADN nhân thực có bao nhiêu chuỗi polinuclêotit
EM chào thầy thầy cho em hỏi ADN nhân sơ và ADN nhân thực có bao nhiêu chuỗi polinuclêotit
Chào bạn,
Ở sinh vật nhân thực, phân tử ADN ở trong nhân tế bào hay trong một số bào quan như ty thể, lục lạp đều có cấu tạo mạch kép (dsDNA-double stranded DNA), gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit. Cấu trúc phân tử ADN mạch kép theo mô hình chuỗi xoắn kép của Oat-sơn và Crick đã được mô tả trong Sách giáo khoa Sinh học 9.
Ở sinh vật nhân sơ, phân tử ADN có thể ở dạng mạch đơn (gồm một chuỗi pôlinuclêôtit - ssDNA - single stranded DNA) hoặc ở dạng mạch kép tùy từng loại sinh vật. Ở hầu hết các loại vi khuẩn (bacteria), phân tử ADN ở vùng nhân hay ADN plasmid đều có cấu trúc mạch kép. Một số nhóm virus chứa phân tử ADN mạch đơn, ví dụ thể thực khuẩn (phage) \(\Phi\)X174 chứa 1 phân tử ADN mạch đơn dạng vòng.
Chúc bạn thành công!
Vì sao khi ta ngắt 1 cành cây hay một thứ gì đó như cắt đứt đuôi con giun đất cắm vào nước hay một chất gì đó hoặc để nguyên thì những thứ đó vẫn còn có thể hoạt động(như cành cây cắm vào nước hay đuôi con giun đất vẩn để nguyên thì nó vẫn hoạt động hay vẫn sống) mà nếu bộ phận con người bị cắt đứt để nguyê hoặc bỏ vào một chất nào đó như trên thì ko thể hoặt động hay sống nữa?
Xin mọi người và giáo viên giải đáp cho em.
Điều em hỏi liên quan đến khả năng tái sinh của cơ thể sinh vật.
Riêng tế bào thực vật có tính toàn năng cao, từ một tế bào, một mô thực vật có thể tái sinh thành một cây hoàn chỉnh.
Các động vật bậc thấp như giun đất, khi cơ thể bị cắt ra nhiều phần thì phần đầu có thể tái sinh thành một cơ thể hoàn chỉnh. Thằn lằn bị đứt đuôi có thể mọc lại đuôi mới, phần đuôi rụng đi sẽ chết.
Con người là sinh vật tiến hóa bậc cao, các bộ phận của cơ thể con người đã được biệt hóa để thực hiện các chức năng có tính chuyên hóa cao. Trong cơ thể người có những tế bào có tiềm năng cao, còn gọi là tế bào gốc. Em có thể google để tìm hiểu.
Khi con người bị đứt một số bộ phận như ngón tay, ngón chân nếu được bảo quan đúng cách và trong thời gian ngắn các bác sỹ có thể nối lại các bộ phận này trở lại cơ thể.
Dacuyn đã rất thành công khi sử dụng thuật ngữ nào trong học thuyết của mình :
A.chọn lọc tự nhiên
B.chọn lọc nhân tạo
C.đấu tranh sinh tồn
D.sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất
Phương án đúng là A.
Đacuyn đã là người đầu tiên đưa ra các thuật ngữ "chọn lọc tự nhiên', "chọn lọc nhân tạo", "đấu tranh sinh tồn" và giải thích "sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất". Cống hiến có ý nghĩa cách mạng quan trọng của ông là phát hiện ra vai trò của Chọn lọc tự nhiên.
khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại, phát biểu nào là đúng ?
A.chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, từ đó làm thay đổi tần số alen của quần thể
B. chọn lọc tự nhiên không bao giờ đào thải hết alen trội gây chết ra khỏi quần thể
C. chọn lọc chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với chọn lọc chống lại alen trội
Phương án C đúng vì: Alen trội được biểu hiện ra kiểu hình ở cả trạng thái đồng hợp và dị hợp nên nếu CLTN chống lại alen trội thì alen trội sẽ bị đào thải hết ra khỏi quần thể, tần số alen trội thay đổi nhanh, đột ngột. (Suy ra luôn phương án B sai).
Còn alen lặn chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp nên nếu CLTN chống lại alen lặn thì các cá thể có kiểu gen dị hợp vẫn tồn tại và do vậy alen lặn vẫn tồn tại trong quần thể, tức là tần số alen lặn sẽ thay đổi nhưng thay đổi từ từ.
Phương án A sai vì CLTN không tác động trực tiếp lên kiểu gen mà tác động trực tiếp lên kiểu hình từ đó gián tiếp tác động lên kiểu gen.
1. Kể tên 3 động vật thuộc mỗi nghành Động vật không xương sống:
-Ngành Ruột Khoang:...............................
-Nghành Động vật nguyên sinh..................................
-Nghành Giun dẹp:..........................................
-Ngành Giun tròn:...................................
-Ngành Giun đốt:......................................
-Ngành Thân mềm:..................................
-Ngành Chân khớp:........................................
chị sẽ trả lời câu hỏi of e theo thứ tự từng mục nhé :)
1 Thủy tức , sứa , san hô
2 Trùng roi , trùng giày , trùng biến hình
3 Sán lá gan , sán bã trầu , sán dây
4 Giun đũa , giun kim , giun móc câu
5 giun đất , đỉa , rươi
6 Trai sông , ốc , mực
7 Tôm , nhện , mọt
hế kệ người ta, chưa học đến mà gru gru.... B-(
Sự khác biệt giữa thế giới sống và thế giới chết là gì??
- Thế giới sống : có sự sống dồi dào
Thế giới chết : ko có sự sống
* Thế giới chết: là thế giới không có sự sống, thiếu không khí, không có con người sinh sống, thực vật và động vật không có, một thế giới chìm ngập trong bóng tối và giá lạnh, chiến tranh ảnh hưởng đến tính mạng con người, thực vật, động vật.
* Thế giới sống: là thế giới có sự sống, không khí trong lành, con người sinh sống nhiều, thực vật và động vật sống ổn định, một thế giới có hiện tượng ngày và đêm đều nhau, có ánh sáng của mặt trời, không có chiến tranh gây ảnh hưởng đến mạng sống của con người, thực vật, động vật.
Sắp xếp các động vật sau vào các lớp thuộc ngành Động vật có xương sống: cá chép, cá voi, cá ngựa, ếch đồng, ễnh ương, cóc, cá cóc Tam Đảo, cá sấu, thằn lằn, rắn hổ mang, bồ câu, chim sẻ, chuột, mèo, hổ, trâu, bò, công, gà, vẹt.
- Lớp cá :...................................
- Lớp lưỡng cư :...................................
- Lớp bò sát :...................................
- Lớp chim :.................................
- Lớp thú :.....................................
huhu, giúp e vs mn ơi, e đang cần gấp lắm
-Lớp cá: Cá chép; Cá ngựa.
-Lớp Lưỡng cư: Ếch đồng; Ễnh ương; cóc; cóc Tam Đảo.
-Lớp Bò sát: Cá sấu, thằn lằn, rắn hổ mang
-Lớp Chim: bồ câu; chim sẻ; công; gà; vẹt
-Lớp Thú: cá voi; chuột; mèo; hổ; trâu; bò.
lớp cá : cá chép , cá ngựa
lớp lưỡng cư : ếch đồng , ễnh ương , cóc , cá cóc tam đảo
lớp bò sát : cá sấu , thằn lằn , rắn hổ mang
lớp chim : bồ câu , chim sẻ , công , gà , vẹt
lớp thú : chuột , mẹo , hồ , trâu , bò
Ở một loài hoa, xét ba cặp gen phân li độc lập, các gen này quy định các enzim khác nhau cùng tham gia vào một chuỗi phản ứng hoá sinh để tạo nên sắc tố ở cánh hoa theo sơ đồ sau:
Các alen lặn đột biến k, l, m đều không tạo ra được các enzim K, L và M tương ứng. Khi các sắc tố không được hình thành thì hoa có màu trắng. Cho cây hoa đỏ đồng hợp tử về cả ba cặp gen giao phấn với cây hoa trắng đồng hợp tử về ba cặp gen lặn, thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, trong tổng số cây thu được ở F2, số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ
A.37/64.
B.9/64.
C.7/16.
D.9/16.
Cho cây hoa đỏ KKLLMM × cây hoa trắng kkllmm à F1 : KkLlMm. F1 KkLlMm × F1 KkLlMm à
3/4K-1/4kk; 3/4L-1/4ll; 3/4M-1/4mm
F2: cây hoa trắng : 1/4kk*1*1+3/4K-*1/4ll*1 = 7/16.
Ở một loài thực vật, alen A quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen a quy định lá xẻ; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây lá nguyên, hoa đỏ giao phấn với cây lá nguyên, hoa trắng (P), thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình trong đó số cây lá nguyên, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 30%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 số cây lá nguyên, hoa trắng thuần chủng chiếm tỉ lệ
A. 20%.
B. 10%.
C. 50%.
D. 5%.
P: Lá nguyên, hoa đỏ (A-B-)× lá nguyên, hoa trắng (A-bb)
F1: 4 loại kiểu hình =2*2. A-×A- à 2 kiểu hình. B-×bbà 2 kiểu hình
à Kiểu gen P: AaBb × Aabb. Kiểu hình F1: A-B-= (AB*1)+ (aB*Ab)=AB + (0,5-AB)*1/2=30% à AB=10%
Kiểu gen P: Ab/aB × Ab/ab.
F1: số cây lá nguyên, hoa trắng thuần chủng AAbb = Ab*Ab=40%*50%=20%.
kể tên những cây có vòng đời kết thúc trong vòng 1 năm
lúa, ngô, khoai, hành, bí, mướp, ......................................( nhìu lém)