Vĩnh biệt cửu trùng đài

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
5 coin

VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI

(Trích kịch Vũ Như Tô )

 

                                                                        Nguyễn Huy Tưởng

 

I.Tìm hiểu chung về văn bản

1.Tác giả

- Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960), quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh, là nhà văn có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch.

- Văn phong ông giản dị, đôn hậu mà thâm trầm, sâu sắc.

2.Tác phẩm chính: (s/184)

3.Vở kịch “Vũ Như Tô” và đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu trùng đài”: (s/184)

- Kịch “Vũ Như Tô” được sáng tác từ một sự kiện lịch sử có thật, xảy ra ở Thăng Long các năm 1516 – 1517, dưới triều Lê Tương Dực.

- Vở kịch viết xong vào mùa hè năm 1941, ban đầu có 3 hồi, sau tác giả viết tiếp thành 5 hồi.

- Đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu trùng đài” thuộc hồi thứ V của vở kịch.

 

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Mâu thuẫn cơ bản của hồi kịch

- Đời sống nhân dân nghèo khổ >< Hôn quân bạo chúa và bè lũ sa đoạ trụỵ lạc

→ Mâu thuẫn được giải quyết theo quan điểm của nhân dân (Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ tự sát..)

-Quan niệm nghệ thuật thuần tuý muôn đời >< lợi ích trực tiếp thiết thực của nhân dân

àMâu thuẫn không thể giải quyết rạch ròi, dứt khoát. Chân lý vừa thuộc Vũ Như Tô, vừa thuộc nhân dân.

=>Hai mâu thuẫn có quan hệ mật thiết, có tác động lẫn nhau góp phần thể hiện rõ chủ đề tác phẩm. Đó là vấn đề về mqh giữa nghệ thuật và đời sống, giữa khát vọng nghệ thuật muôn đời và lợi ích thiết thực và trực tiếp của nhân dân.

 

2. Nhân vật Vũ Như Tô – một nghệ sĩ thiên tài bất hạnh

- Là kiến trúc sư tài ba, khát khao sáng tạo nghệ thuật, cái đẹp: một thiên tài ngàn năm chưa dễ có một; Ta chỉ có một hoài bão là tô điểm đất nước, đem hết tài ra xây cho nòi giống một tòa đài hoa lệ, thách cả những công trình sau trước, tranh tinh xảo với hóa công.

- Là người có nhân cách lớn, một nghệ sĩ chân chính, trân trọng đáp lại tấm lòng của Đan Thiềm: Tấm lòng của bà chỉ có lòng cha mẹ tôi mới sánh kịp… Ta sẽ xây một đài vĩ đại để tạ lòng tri kỉ

- Có sự lầm lạc trong suy nghĩ, hành động:

+ Ngạc nhiên, cho rằng mình không có tội: Vô lí!... Tôi làm gì nên tội?... Phá Cửu Trùng đài? Không đời nào?...

+ Cố chấp, ảo vọng đeo đuổi mục tiêu:  Đời ta chưa tận, mệnh ta chưa cùng... Vài năm nữa, đài Cửu Trùng hoàn thành, cao cả, huy hoàng, giữa cõi trần lao lực, có một cảnh Bồng Lai… 

+ Đau đớn, tuyệt vọng khi Cửu trùng đài bị phá hủy: Ôi đảng ác! Ôi muôn phần căm giận! Trời ơi, phú cho ta cái tài làm gì? Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!... Thôi thế là hết. Dẫn ta đến pháp trường!

=>VNT đứng trên lập trường người nghệ sĩ mà bỏ quên lợi ích của nhân dân nên rơi vào bi kịch->không nhận thức được mqh giữa nghệ thuật và cuộc sống

3.Nhân vật Đan Thiềm –con người của đam mê tài năng sáng tạo.

 

- Là người đam mê trân trọng cái tài, cái đẹp

- Tỉnh táo, sáng suốt, thức thời

+ Nhận ra sự thất bại của giấc mơ Cửu Trùng Đài, nhiều lần khuyên VNT chạy trốn: Ông nghe tôi. Trốn đi để chờ cơ hội khác. Đại sự hỏng rồi.

+ Hi sinh mạng sống để cứu VNT, bảo vệ tinh hoa cho mai sau: Tướng quân tha cho ông Cả. Nước ta còn cần nhiều thợ tài để tô điểm; Tha cho ông Cả. Tôi xin chịu chết 

+ Đau đớn vĩnh biệt khi không cứu được VNT: Đài lớn tan tành! Ông Cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt!

->Đan Thiềm lâm vào bi kịch đau đớn->yêu quý cái tài nhưng không bảo vệ được nó.

III.Tổng kết

1.  Giá trị nghệ thuật

-Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao.

-Xung đột kịch thể hiện tính cách, tâm trạng nhân vật thông qua ngôn ngữ, hành động.

- Các lớp kịch ngắn, thay đổi liên tục, lời thoại gấp gáp.

-Việc đặt nhân vật trong một không gian cung cấm với tên người, tên đất cụ thể ít nhiều có yếu tố lịch sử làm cho vở kịch hoành tráng.

 

2.Giá trị nội dung   

         Ở đoạn trích “Vĩnh biệt cửu Trùng Đài”, tác giả đã đặt ra vấn đề sâu sắc có ý nghĩa muôn thuở về cái đẹp, về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ và nhân dân; đồng thời cũng bày tỏ niềm cảm thông trân trọng đối với người nghệ sĩ tài năng, giàu khát vọng nhưng rơi vào bi kịch.

 

Khách