Ở Lớp II, Hồi thứ ba, hành động cười của nhân vật Ni-côn cho biết điều gì về bộ trang phục của ông Giuốc-đanh? Nếu em là nhân vật Ni-côn, em có thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh là đáng cười không? Vì sao?
Ở Lớp II, Hồi thứ ba, hành động cười của nhân vật Ni-côn cho biết điều gì về bộ trang phục của ông Giuốc-đanh? Nếu em là nhân vật Ni-côn, em có thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh là đáng cười không? Vì sao?
Ông Giuốc-đanh đặt làm trang phục với mong muốn gì? Hãy chỉ ra nét tính cách nổi bật ở nhân vật và giải thích vì sao ông dễ dàng bị những người thợ may lừa mị, lợi dụng và trở thành đáng cười trong mắt người hầu.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giải- Ông Giuốc - đanh đặt làm trang phục với mong muốn trở thành quý tộc, được bước chân vào giới thượng lưu.
- Nét tính cách của Giuốc-đanh: ngu dốt, ưa xu nịnh, học đòi làm sang.
- Ông dễ dàng bị những người như thợ may lừa mị, lợi dụng và trở thành đáng cười trong mắt người hầu vì Giuốc-đanh ngu dốt chẳng biết gì, chỉ vì thói học đòi làm sang mà bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng để kiếm chác. Người ta cười khi thấy ông ngớ ngẩn tưởng rằng phải mặc áo hoa ngược mới là sang trọng. Người ta cười khi thấy ông cứ moi mãi tiền ra để mua lấy mấy cái danh hão.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Các cách gọi của thợ bạn dành cho ông Giuốc-đanh.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Cách gọi: ông lớn, cụ lớn, đức ông.
=> Ông Giuốc-Đanh Ông Giuốc-đanh: ngu dốt, hám danh, quê kệch, cả tin một cách mù quáng. Bị mọi người lợi dụng mà không biết. Còn tay thợ phụ thì ranh mãnh, khéo nịnh hót để moi tiền.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Trang phục của ông Giuốc-đanh được diễn tả ở những chi tiết nào trong đoạn trích?
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiNhững chi tiết miêu tả trang phục của ông Giuốc-đanh:
- Đôi tất lụa chật quá, tôi khổ sở vô cùng mới xỏ chân vào được.
- Áo bị may ngược hoa.
- Đây là bộ lễ phục đẹp nhất triều, và thích hợp nhất. Sáng chế ra được một kiểu áo lễ phục trang nghiêm mà không phải màu đen, thật là một kỳ công tuyệt tác.
- Tôi có đem người đến để mặc áo cho ngài theo nhịp điệu, vì những loại áo này phải mặc có nghi lễ.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Tại sao lời thoại của nhân vật Ni-côn chủ yếu là tiếng cười?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiLời thoại của Ni-côn chủ yếu là tiếng cười bởi vì: Lão Giuốc-đanh trọc phú dốt nát chỉ vì thói học đòi làm sang mà bị bác phó may và chú thợ phụ lợi dụng để kiếm chác. Lão đã khiến Ni- côn bật cười khi thấy lão tin rằng phải mặc áo ngược hoa thì mới là quý phái và cứ moi mãi tiền ra thưởng cho tay thợ phụ để mua lấy mấy cái tên gọi hão huyền.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Cảnh ông Giuốc-đanh mặc áo.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCảnh ông Giuốc-đanh mặc lễ phục:
Ông Giuốc- đanh, thợ phụ, bốn tên thợ phụ giúp ông Giuốc đanh mặc lễ phục.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Cách trình bày văn bản kịch bản (chỉ dẫn, lời thoại).
Thảo luận (2)Hướng dẫn giải
Hãy chia sẻ những cảm nhận của em về một diễn viên hài hoặc bộ phi, tiểu phẩm, chương trình mà em yêu thích.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiChương trình “Táo quân”
Táo Quân tập trung vào phản ánh, thảo luận, đả kích những vấn đề nóng bỏng, nổi cộm diễn ra thuộc các lĩnh vực đời sống xã hội một cách hài hước, được thể hiện trong buổi chầu cuối năm, khi các Táo sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc đã làm suốt một năm qua. Táo Quân cũng là sự kết hợp của nhiều loại hình nghệ thuật như tấu nói, hài kịch, dân ca cải lương, chèo, ca trù và nhạc chế.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Chi tiết thợ may áo ngược hoa.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiPhó may: Những người quý phái đều mặc áo ngược hoa.
=> Ông Giuốc-đanh là người thích ăn diện, muốn làm sang để tỏ vẻ người quý phái nhưng mê muội, ngu dốt, quê kệch, học đòi làm sang.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Lời đề nghị của Ni-côn.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiLời đề nghị của Ni-côn: Thôi, thưa ông, thà là ông cứ đánh con đi nhưng để cho con được cười bằng thích, còn hơn. Hí, hí, hí, hí, hí!
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)