Nội dung lý thuyết
1. Trong những câu dưới đây cụm từ ngày hôm nay ở câu nào là trạng ngữ? Vì sao?
a) Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước liệt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Hồ Chí Minh)
b) Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đều vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp. (Hồ Chí Minh)
Trong những câu trên, cụm từ ngày hôm nay ở câu b là trạng ngữ vì cụm từ này ngăn cách bằng dấu phẩy với các thành phần khác của câu.
2. Tìm 3 trạng ngữ chỉ thời gian trong truyện Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh). Nêu tác dụng liên kết câu của một trong các trạng ngữ đó.
- 3 trạng ngữ chỉ thời gian trong truyện bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh): một hôm, kể từ hôm đó, trước khi đi thi.
- Tác dụng của trạng ngữ: "Kể từ hôm đó" nhằm liên kết nội dung với đoạn văn trước đó.
3. Thử lược bỏ các trạng ngữ (in đậm) trong những câu dưới đây và cho biết nghĩa của câu bị ảnh hưởng như thể nào. Từ đó, hãy rút ra nhận xét về vai trò của trạng ngữ đối với nghĩa của câu.
a) Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng...
(Tô Hoài)
b) Đó, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông đê xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lông kinh. Trong tranh, một chú bé đang ngôi nhìn ra ngoài cửa số, nơi bâu trời trong xanh.
(Tạ Duy Anh)
c) Con đường trai nhựa kẻ thông băng, song soài không bóng cây. Đã bao nhiêu năm tháng, mỗi ngày hai buổi, mà đạp xe đi về trên con đường ấy
(Phong Thu)
Các trạng ngữ trong câu khi bị lược bỏ sẽ khiến nội dung câu bị thiếu, không rõ ràng thời gian, địa điểm, nơi chốn, mục đích, phương tiện, nguyên nhân,...
➞ Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết qủa, phương tiện,...
4. So sánh vị trí của trạng ngữ trong những cặp câu dưới đây và cho biết vì sao tác giả lựa chọn cách diễn đạt ở câu a1 và câu b1.
a1) Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn nữa, vua cho thử lại.
( Em bé thông minh)
a2) Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, vua cho thử lại để biết chính xác hơn nữa.
b1) Đền Thượng nằm chót vớt trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ. những cảnh bướm nhiều màu sắc bay đập dờn như đang múa quai xoè họa.
b1) Đền Thượng nằm chót với trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cảnh bướm nhiều màu sắc bay đập đờn như đang múa quạt xoè hoa trước đền.
Tác giả sử dụng các diễn đạt ở a1 và b1 là do ở 2 câu này đã sử dụng trạng ngữ đặt đầu câu bổ sung ý nghĩa cho các thành phần còn lại câu câu, tạo điểm nhấn khiến câu văn hay hơn.
5. Chọn một trong hai đề sau:
a) Viết đoạn văn kể lại một đoạn truyện đã học hoặc đã đọc, trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ thời gian có chức năng liên kết các câu trong đoạn.
b) Viết đoạn văn trình văn suy nghĩ của em về một tác phẩm đã học đã đọc trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn.
Gợi ý
Trong đêm giao thừa, trời rét mướt, có một cô bé đầu trần, chân đi đất, bụng đói đang bán diêm trong bóng tối. Cô bé bán diêm ấy mồ côi mẹ và cũng đã mất đi người thương yêu em nhất là bà nội. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em nếu em không bán được diêm hay không xin được ít tiền bố thí nào. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi khẽ quẹt một que diêm để sưởi ấm. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi. Em vội quẹt que diêm thứ hai, một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Rồi em quẹt que diêm thứ ba và thấy cây thông Nô-en. Quẹt que diêm thứ tư: Bà nội hiền từ của em hiện lên đẹp đẽ, gần gũi và phúc hậu biết mấy. Nhưng ảo ảnh đó nhanh chóng tan đi sau sự vụt tắt của que diêm. Em vội vàng quẹt hết cả bao diêm để mong níu bà nội lại. Sáng hôm sau, người ta thấy bên đường có một cô bé chết cóng nhưng trên môi vẫn nở nụ cười. Cô bé bán diêm đã chết khi mơ cùng bà bay lên cao mãi.