Thực hành đọc hiểu: Chích bông ơi!

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Cao Duy Sơn (1956)

- Tên thật: Nguyễn Cao Sơn.

- Quê quán: Cao Bằng.

2. Tác phẩm

@327840@

- Thể loại: Truyện ngắn.

- Xuất xứ: Cao Bằng 3/1999; trích Tuyển tập truyện viết về thiếu nhi dân tộc và miền núi.

- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

- Bố cục: 3 phần.

+ Phần 1 (Từ đầu đến Dế Vân bối rối): Sự việc gặp chú chim nhỏ.

+ Phần 2 (Tiếp đến run rẩy trong lòng): Dế Vân hồi tưởng lại chuyện trong quá khứ.

+ Phần 3 (Còn lại): Dế Vần và Khìn cứu và thả chú chim lên trời.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Câu chuyện về chim chích bông

@327926@

➜ Ý nghĩa câu chuyện: Giáo dục con người về lòng nhân hậu, yêu thương động vật. Đồng thời nhắn nhủ mọi người phải suy nghĩ kĩ trước khi hành động để không hối hận.

2. Hình ảnh những con chim chích

- Những bụi gai, việc bị bắt: biểu tượng cho những khó khăn, trở ngại trong cuộc đời mỗi con người. Để trưởng thành con người phải vượt qua những thử thách ấy.

@328000@

- Chim chích bông non: là biểu tượng cho sự non nớt, hồn nhiên, yếu đuối, mong mảnh, sức chống cự yếu ớt. → Gợi liên tưởng đến người con và người bố trong thời thơ ấu được hồi tưởng lại. → Mầm non, cần được nâng niu, châm sóc, che chở và giáo dục.

- Chim mẹ: là biểu tượng cho sự trưởng thành, lòng yêu thương con. → Gợi liên tưởng đến ông nội và người bố. → Những người trưởng thành, có tấm lòng yêu thương, có những trải nghiệm và bài học, giáo dục và hướng dẫn lớp sau phát triển.

➞ Những chú chim còn là biểu hiện cho sự tự do, yên bình, hòa bình.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Chích bông ơi! là câu chuyện nhắc nhở con người về lòng nhân hậu. Hãy đặt mình vào vị trí của người khác, suy nghĩ thấu đáo trước khi hành động để không phải ân hận sau này.

2. Nghệ thuật

Nghệ thuật "truyện lồng trong truyện" độc đáo, sinh động.

IV. Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

1. Truyện viết về ai, về việc gì? Theo em, Dế Vần là người thế nào?

Truyện kể về một lần cậu bé nhờ bố giúp đỡ một chú chim chích bông mắc kẹt khiến Dế Vần - người bố nhớ lại kỉ niệm xưa vô tình bắt chú chim chích bông con xa mẹ phải chết.

Dế Vần là một cậu bé hiền lành, biết nhận lỗi sai và luôn ân hận về những hành vi sai lầm của mình.

2. Chỉ ra điểm giống nhau giữa hai câu chuyện trong văn bản này:

a) Chuyện của người cha trong quá khứ

b) Chuyện hiện tại của hai cha con Ò Khìn

Từ đó em hiểu cách viết "truyện trong truyện" ở đây thế nào?

Điểm giống nhau ở chỗ cả Ò Khìn và Dế Vằn đều là những cậu bé tinh nghịch, muốn giữ lấy chim chích bông nhỏ để nuôi.

Cách viết " truyện trong truyện" là  lồng ghép một câu chuyện độc lập (có liên quan hoặc không về mặt nội dung) vào một câu chuyện chính.

3. Vì sao ở đầu truyện, Ò Khìn muốn pa bắt con chích nông để chơi nhưng đến cuối truyện lại thả để chim bay vút lên trời với lời thì thầm: "bay đi, bay về với mẹ mày đi".

Vì Ò Khìn sau khi nghe được câu chuyện pa kể và hiểu được nỗi day dứt trong lòng pa, cậu bé hiền lành đã rút được bài học cho mình và  thả để chim bay vút lên trời với lời thì thầm: "bay đi, bay về với mẹ mày đi".

4. Truyện muốn nhắn gửi người đọc điều gì? Đối với em điều gì gây ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?

Câu chuyện muốn nhắn gửi ta rằng cần lòng nhân hậu, luôn giúp đỡ người khác, bảo vệ động vật và không nên chọc phá tổ chim, bắt chim non, suy nghĩ cẩn thận trước khi làm một điều gì đó.

Điều gây ấn tượng sâu sắc với em là cách lồng ghép hai câu chuyện một cách khéo léo tài tình, người đọc chúng ta vừa đọc hiểu câu chuyện vừa có thể rút ra bài học đúng đắn cho mình.