Thao tác lập luận bình luận

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận

1. Đọc và thực hiện yêu cầu dưới đây.

❓Trên các phương tiện truyền thông, chúng ta rất hay gặp từ bình luận (bình luận tình hình thời sự, bình luận quân sự, bình luận thể thao,...). Theo anh (chị), từ bình luận trong những trường hợp ấy mang ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Bình luận trong các trường hợp trên nhằm đưa ra những ý kiến nhận xét, đánh giá, bàn luận về sự đúng/sai, hay/dở, lợi/hại của vấn đề.

@1840667@

2. Hãy tìm hiểu một lần nữa đoạn trích Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ (Ngữ văn 11, tập một) và trả lời câu hỏi.

Câu hỏi:

a) Trong đoạn trích đó, tác giả có nhận định, đánh giá đúng – sai, hay – dở không? Có bàn bạc sâu rộng vấn đề được nói đến hay không? Nếu có thì đích cuối cùng của các lời nhận định, đánh giá, bàn bạc đó là gì?

b) Nguyễn Trường Tộ có lí do để viết Xin lập khoa luật không, nếu vào lúc bấy giờ, ai nấy đều đã thống nhất rằng muốn trị nước thì phải dựa vào luật chứ không phải vào những lời nói suông trên giấy về trung hiếu hay lễ nghĩa, rằng luật pháp là công bằng và cũng là đạo đức?

c) Dựa vào nhận thức về ý nghĩa của từ bình luận trong mục 1, anh (chị) thấy Xin lập khoa luật có phải là một đoạn trích có tính chất bình luận không? Vì sao không thể coi đây là một đoạn trích chứng minh hay giải thích?

Trả lời:

a) - Tác giả có ý thức tranh luận với quan niệm cho rằng việc lập khoa luật là không cần thiết

- Tác giả đã nêu ra vấn đề đúng, sai của đời sống và bàn bạc rất sâu. Theo đó vua chúa thống trị đất nước đều phải dựa vào luật, và thực hiện theo luật.

- Nhằm mục đích thuyết phục triều đình cho mở khoa luật.

b) - Nguyễn Trường Tộ có lý do để đề nghị lập khoa luật bởi lúc bấy giờ, ai nấy đều đã thống nhất rõ ràng muốn trị nước thì phải dựa vào luật chứ không phải vào những lời nói suông trên giấy về trung hiếu hay lễ nghĩa, rằng luật pháp là công bằng và cũng là đạo đức.

c. Đoạn trích Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ là một đoạn lập luận bình luận vì nó thể hiện rõ tính chất đề xuất vấn đề đồng thời nhận xét đánh giá giúp người đọc, người nghe hiểu, tán đồng với đề xuất của tác giả.

3. Muốn làm cho ý kiến bình luận có sức thuyết phục người đọc (người nghe) thì phải nắm vững kĩ năng bình luận. Vì sao?

Trả lời:

- Như vậy mới nắm vững được cách tổ chức luận cứ, luận điểm ⇒ đạt tới mục đích đặt ra.

- Để vận dụng trong quá trình trình bày ⇒ tạo sự lôi cuốn, thuyết phục.

4. Tại sao có thể nói rằng con người hôm nay cần biết bình luận, dám bình luận và do đó, phải nắm vững kĩ năng bình luận?

Trả lời:

- Con người cần thiết bình luận, dám bình luận: để thể hiện chính kiến, quan điểm của mình và thuyết phục được người nghe về những vấn đề đó.

- Phải nắm kỹ năng bình luận thì bình luận hấp dẫn, lôi cuốn, thuyết phục khách quan.

@1840667@

II. Cách bàn luận

1. Bước 1: Nêu hiện tượng/vấn đề cần bình luận

+ Nêu rõ thái độ và sự đánh giá của người bình luận với vấn đề được đưa ra.

+ Đảm bảo trung thực, khách quan, ngắn gọn, rõ ràng.

2. Bước 2: Đánh giá vấn đề cần bình luận. Tùy từng vấn đề mà lựa chọn cách đánh giá

+ Đứng về một phía, tìm lý lẽ, dẫn chứng để ủng hộ phía đúng, phê phán phía sai.

+ Kết hợp phần đúng của mỗi phía, loại bỏ phần hạn chế để đi tới sự đánh giá công bằng.

+ Đưa ra cách đánh giá phải/trái, đúng/sai, hay/dở của riêng mình sau khi đã phân tích các quan điểm, ý kiến khác nhau về đề tài cần bình luận.

3. Bước 3: Bàn về hiện tượng/vấn đề cần bình luận

+ Bàn về thái độ, hành động, cách giải quyết trước hiện tượng vừa đánh giá.

+ Bàn về những điều có thể rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn cảnh sống, lứa tuổi của mình và của những người đang nghe bình luận.        

+ Bàn về những ý nghĩa xa rộng, sâu sắc hơn mà hiện tượng/vấn đề có thể gợi ra.

@1840814@

III. Ghi nhớ

1. Bình luận nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học.

2. Có nhiều cách bình luận. Nhưng dù theo cách nào thì người bình luận cũng phải.

3. Trình bày rõ ràng, trung thực hiện tượng (vấn đề) được bình luận.

4. Đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá của mình là xác đáng.

5. Có những lời bàn sâu rộng về chủ đề bình luận.

@1840900@