Phú sông Bạch Đằng

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 coin

PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG

Trương Hán Siêu 

I. TÌM HIỂU CHUNG

1) Tác giả

- Là người có học vấn uyên thâm, từng tham gia các cuộc chiến đấu của quân dân nhà Trần chống quân Mông - Nguyên, được các vua Trần tin cậy và nhân dân kính trọng.

2) Tác phẩm

- Thể loại : phú cổ thể.

- Hoàn cảnh ra đời : khi vương triều nhà Trần đang có biểu hiện suy thoái, cần phải nhìn lại quá khứ anh hùng để củng cố niềm tin trong hiện tại.

II. ĐỌC –HIỂU :

 1) Hình tượng nhân vật "khách"

- "Khách" xuất hiện với tư thế của con người có tâm hồn khoáng đạt, có hoài bão lớn lao. Người thích ngao du sơn thủy ,muốn đến nhiều nơi ,muốn đi nhiều chỗ ,không phải chỉ ngao du sơn thủy mà còn tìm hiểu lịch sử dân tộc.

- Tráng chí bốn phương của "khách" được gợi lên qua hai loại địa danh (lấy trong điển cố Trung Quốc và những địa danh của đất Việt).

- Cảm xúc vừa vui sướng, tự hào vừa buồn đau, nuối tiếc. Tâm trạng hoài niệm và nhớ tiếc anh hùng xưa ( Từ cảnh ước lệ  →  cảnh thực : của Đại Than ,Đông Triều ….)

+Vui trước  cảnh vật vừa hoành tráng ,vĩ đại ,vừa thơ mộng "Bát ngát sóng kình muôn dặm”, "thướt tha đuôi trĩ một màu” với "nước trời...”, "phong cảnh ...”, "bờ lau...”, "bến lách...”...

+ Tự hào trước  những chiến tích quá khứ vẻ vang nhưng đau thương hiện về từng chi tiết

+ Buồn đau nhớ tiếc vì chiến trường xưa oanh liệt nay trơ trọi hoang vu ,thời gian xóa mờ nhiều dấu vết. Đây là một nỗi buồn cao đẹp đầy tính nhân văn. Giọng văn trở nên man mác, bâng khuâng.

2) Hình tượng bô lão

- Các bô lão đến với "khách" bằng thái độ nhiệt tình, hiếu khách, tôn kính khách. Sau một câu hồi tưởng về việc "Ngô chúa phá Hoằng Thao", các bô lão kể cho "khách" nghe về chiến tích "Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã"

- Cuộc đối đầu giữa : ý chí yêu nước ,quyết bảo vệ Đất nước,  nhân nghĩa  của ta > <  mưu mô chước quỷ của giặc

- Diễn biến: trận chiến ác liệt mang hình tượng kỳ vỹ , tầm vóc đất trời

- Kết thúc : Giặc thất bại ,chuốc nhục muôn đời Nước sông chảy hoài mà nhục quân thù không rửa nỗi ; “Trận Xích Bích... chết trụi”

- Lời kể theo trình tự diễn biến của sự kiện với thái độ, giọng điệu đầy nhiệt huyết, tự hào. Lời kể ngắn gọn, cô đọng, súc tích,...

- Sau lời kể về trận chiến là suy ngẫm, bình luận của các bô lão về chiến thắng trên sông Bạch Đằng:

+ Chỉ ra nguyên nhân ta thắng, địch thua :Trời đất cho nơi hiểm trở.

+ Khẳng định vị trí, vai trò của con người  .  Điều quyết định là “ ta có nhân tài giữ cuộc điện an” “ Đai vương coi thế giặc nhàn “ .Đó là cảm hứng mang giá trị nhân văn và có tầm triết lý sâu sắc .

- Cuối cùng là lời ca của các vị bô lão mang ý nghĩa  tổng kết có giá trị như một tuyên ngôn về chân lý : Bất nghĩa ( như  Lưu Cung ) thì tiêu vong chỉ có người nhân nghĩa ( Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo ) thì lưu danh thiên cổ.

3) Lời ca cũng là lời bình luận của Khách

-  Ca ngợi sự anh minh của "hai vị thánh quân"

- Ca ngợi chiến tích của quân và dân ta trên sông Bạch Đằng. Hai câu cuối vừa biện luận vừa khẳng định chân lí : Trong mối quan hệ giữa địa linh và nhân kiệt, nhân kiệt là yếu tố quyết định. Ta thắng giặc không chỉ ở "đất hiểm" mà quan trọng hơn là bởi nhân tài có "đức cao".

III. Tổng kết bài học:

1. Giá trị nội dung:

– Lòng yêu nước.

– Tự hào dân tộc về truyền thống anh hùng bất khuất và đạo lí nhân nghĩa.

– Tư tưởng nhân văn cao đẹp:

+ Khẳng định và đề cao vai trò của con người, đạo lí chính nghĩa.

+ Nỗi niềm cảm khái trước sông Bạch Đằng trong hiện tại.

2. Nghệ thuật:

– Cấu tứ: đơn giản mà hấp dẫn.

– Bố cục: chặt chẽ.

– Hình tượng nghệ thuật: sinh động, vừa gợi hình sắc trực tiếp vừa mang ý nghĩa khái quát, triết lí.

– Ngôn ngữ: trang trọng, hào sảng vừa lắng đọng, gợi cảm.

=> Bài phú là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong VHTĐVN.

 

Khách