Phong cách ngôn ngữ khoa học

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học

1. Văn bản khoa học

Văn bản khoa học gồm ba loại chính:

- Các văn bản khoa học chuyên sâu bao gồm: chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận, báo cáo khoa học,... Loại văn bản này thường mang tính chuyên ngành khoa học cao và sâu, dung để giao tiếp giữa người làm công việc nghiên cứu trong các ngành khoa học.

   VD: Lịch sử Việt Nam xưa nay là lịch sử của dân tộc và một đất nước thống nhất. Nếu có sự chia rẽ thì chỉ là thoáng qua, rồi sau đó thống nhất lại ngay. Ngay cả cuộc tranh giành giữa chúa Trịnh và Nguyễn dù có kéo dài một trăm năm hay năm mươi năm, chỉ là sự tranh giành chính quyền giữa hai tập đoàn Trịnh, Nguyễn....

(Theo Phan Ngọc, Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh,2000)

- Các văn bản khoa học giáo khoa bao gồm: giáo trình, sách giáo khoa, thiết kế bài dạy,... về các môn Khoa học Tự nhiên, Khoa học Công nghệ, Khoa học Xã hội và Nhân văn. Những văn bản này ngoài yêu cầu về khoa học còn yêu cầu về sư phạm, tức là phải trình bày nội dung từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, phù hợp với trình độ học sinh theo từng cấp, từng lớp; có định lượng kiến thức từng tiết, từng bài, có phần trình bày kiến thức, có phần thực hành: câu hỏi và bài tập.

- Các văn bản khoa học phổ cập (khoa học đại chúng) bao gồm các bài báo và sách phổ biến khoa học kĩ thuật,... nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học cho đông đảo bạn học, không phân biệt trình độ chuyên môn.

2. Ngôn ngữ khoa học

- Dạng viết, ngoài sử dụng từ ngữ, ngôn ngữ khoa học còn dùng các kí hiệu, công thức, bảng biểu để tổng kết, so sánh, mô hình hoá nội dung.

- Dạng nói: phát âm chuẩn, diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ.

@1645736@@1645823@

II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học

1. Tính khái quát, trừu tượng

- Thể hiện ở các thuật ngữ khoa học:

+ Thuật ngữ khoa học là những từ ngữ chứa đựng khái niệm của chuyên ngành khoa học, là công cụ để tư duy khoa học.

+ Khi sử dụng thuật ngữ, cần phải dùng đúng với khái niệm khoa học mà nó biểu hiện.

- Tính khái quát, trừu tượng còn thể hiện ở kết cấu của văn bản (qua các phần, chương, mục, đoạn). Đặc trưng này liên quan đến đặc trưng thứ hai là tính lí trí, loogic.

2. Tính lí trí, lôgic

Tính lí trí, loogic thể hiện trong câu văn, cấu tạo đoạn văn và văn bản.

- Từ ngữ trong các văn bản khoa học chỉ được dùng với một nghĩa, không dùng từ đa nghĩa hoặc dùng từ theo nghĩa bóng và ít dùng các phép tu từ.

-  Câu văn trong văn bản khoa học là một đơn vị thông tin, đơn vị phán đoán lôgic, đòi hỏi có tính chính xác cao, chặt chẽ, được xây dựng dựa trên cú pháp chuẩn và thông tin chính xác.

- Tính lí trí, lôgic cũng thể hiện ở việc cấu tạo đoạn văn, văn bản. Các câu, các đoạn trong văn bản phải được liên kết chặt chẽ và mạch lạc. Mối liên hệ giữa các câu, các đoạn, các phần phải phục vụ cho lập luận khoa học.

3. Tính khách quan, phi cá thể

Ngôn ngữ trong văn bản khoa học, đặt biệt là văn bản khoa học chuyên sâu, văn bản khoa học giáo khoa, rất hạn chế sử dụng những biểu đạt có tính chất cá nhân. Do vậy, từ ngữ và câu văn trong văn bản khoa học có màu sắc trung hoà, ít biểu lộ sắc thái cảm xúc.

@1645959@@1645881@

III. Ghi nhớ

1. Văn bản khoa học bao gồm ba loại chính: các văn bản khoa học chuyên sâu, các văn bản khoa học giáo khoa, các văn bản khoa học phổ cập.

2. Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là trong các văn bản khoa học.

3. Phong cách ngôn ngữ khoa học có ba đặc trưng cơ bản: tính khái quát, trừu tượng; tính lí trí, loogic; tính khách quan, phi cá thể. Các đặc trưng đó thể hiện ở các phương diện ngôn ngữ như từ ngữ, câu, đoạn văn, văn bản.

@1646021@