Ôn tập trang 53

Câu 1 (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 53)

Hướng dẫn giải
 

Để khẳng định Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con là truyện ngụ ngôn em đã dựa vào những đặc điểm tiêu biểu nhất của truyện ngụ ngôn như: nhân vật, đề tài, sự kiện, cốt truyện, tình huống, không gian và thời gian. Từ đó xác định được, những câu chuyện trên có đầy đủ các điều kiện cần và đủ để trở thành truyện ngụ ngôn

  (Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 53)

Hướng dẫn giải

- Cái nhìn hạn hẹp của nhân vật con ếch đã khiến nó mất mạng còn các ông thầy bói đánh nhau sứt đầu mẻ trán.

- Từ đó em rút ra bài học chung là cần có cái nhìn toàn diện để nhìn nhận các sự việc trong cuộc sống, tránh cái nhìn phiến diện chủ quan.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 53)

Hướng dẫn giải

Trong hai truyện trên em thích truyện "Hai người bạn đồng hành và con gấu" bởi nó cho em bài học quý giá về tình bạn đồng thời là khả năng bình tĩnh trước mọi tình huống xấu để tìm ra giải pháp bảo vệ bản thân.

(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 53)

Hướng dẫn giải
 

a. Khi viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử, em cần lưu ý:

- Sự kiện được kể lại trong văn bản là có thật và liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử

 

- Sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) thuật lại sự việc theo một trình tự hợp lí

 

- Sử dụng chi tiết, thông tin chọn lọc, tin cậy về sự việc, nhân vật/ sự kiện

- Sử dụng yếu tố miêu tả trong bài viết

- Kết hợp kể chuyện với miêu tả một cách hợp lí, tự nhiên

- Bố cục bài viết cần đảm bảo: mở bài, thân bài, kết bài

b. Câu văn theo em nên dùng dấu chấm lửng là: 

- Câu văn: Ông là một vị vua hiền minh, đức độ và vô cùng thương yêu dân chúng. (Trích trong bài văn Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu từ tiết học trước)

- Sửa lại: Ông là một vị vua hiền minh, đức độ,... và vô cùng thương yêu dân chúng.

 

=> Tác dụng: Biểu đạt ý còn nhiều đức tính của vua Trần Nhân Tông chưa được liệt kê hết

  (Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 5 (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 53)

Hướng dẫn giải

a. Để chuẩn bị và trình bày bài nói kể lại một truyện ngụ ngôn hấp dẫn cần:

- Tìm cách mở đầu và kết thúc sao cho hấp dẫn, phù hợp với tình huống của truyện.

- Lựa chọn từ ngữ phù hợp với văn nói.

- Sử dụng cách chơi chữ, nói quá, so sánh.

b. Có thể thể rèn luyện khả năng sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm trong khi nói và nghe bằng cách luyện tập thường xuyên, chăm chỉ đọc tài liệu.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 6 (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 53)

Hướng dẫn giải

Cần đặt dấu chấm lửng đúng chỗ và đúng với mục đích sử dụng, đặt sai vị trí có thể làm lệch ý của câu văn. Về hình thức, dấu chấm lửng phải gắn từ phần trước và tách biệt với phần sau. 

(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (1)

Câu 7 (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 53)

Hướng dẫn giải

Qua những tình huống câu chuyện và nhân vật trong truyện ngụ ngôn em học được cách đối nhân xử thế với những người xung quanh đồng thời bồi dưỡng tâm hồn từ bên trong. 

(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (1)