Ôn tập: So sánh hai phân số (tiếp theo)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. So sánh phân số với 1

- Phân số nào có tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn 1.

- Phân số nào có tử số bằng mẫu số thì phân số đó bằng 1.

- Phân số nào có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1.

Ví dụ:

\(\dfrac{4}{5}< 1\);\(\dfrac{5}{5}=1\);\(\dfrac{6}{5}>1\).
@91355@

2. So sánh hai phân số cùng tử số

- Trong hai phân số (khác 0) cùng tử số:

+ Phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn. 

+ Phân số nào có mẫu số lớn hơn thì phân số đó bé hơn.

+ Nếu mẫu số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau.

Ví dụ:

\(\dfrac{4}{5}>\dfrac{4}{7}\);\(\dfrac{6}{13}< \dfrac{6}{11}\);\(\dfrac{2}{9}=\dfrac{2}{9}\).
@91284@@91285@
- Khi so sánh hai phân số, ngoài cách quy đồng mẫu số ta cũng có thể quy đồng tử số rồi so sánh mẫu số của chúng.

Ví dụ: So sánh hai phân số \(\dfrac{2}{5}\) và \(\dfrac{3}{7}\).

Quy đồng tử số hai phân số \(\dfrac{2}{5}\) và \(\dfrac{3}{7}\).

\(\dfrac{2}{5}=\dfrac{2\times3}{5\times3}=\dfrac{6}{15}\);           \(\dfrac{3}{7}=\dfrac{3\times2}{7\times2}=\dfrac{6}{14}\)

\(15>14\) nên \(\dfrac{6}{15}\) \(< \) \(\dfrac{6}{14}\).           Vậy \(\dfrac{2}{5}\) \(< \) \(\dfrac{3}{7}\)

@91286@@91287@

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cộng đồng Hoc24.vn cùng thảo luận và tgiải đáp nhé. Chúc các em học tốt!