Ôn tập chương VII

Bài 1 (SGK - Trang 133)

Hướng dẫn giải

Trồng trọt công nghệ cao là trồng trọt được ứng dụng kết hợp với những công nghệ tiên tiến (còn gọi là công nghệ cao) để sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm trồng trọt, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.

Ưu điểm: 

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng, tiết kiệm nước tưới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

- Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trồng trọt và đặc biệt là thân thiện với môi trường.

- Nông dân chủ động trong sản xuất, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu, do đố quy mô sản xuất được mở rộng.

- Giảm giá thành và đa dạng hóa sản phẩm, cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.

Hạn chế:

- Chi phí đầu tư cho trồng trọt công nghệ cao rất lớn.

- Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể vận hành hệ thống thiết bị trong trồng trọt công nghệ cao.

Thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao:

- Nông nghiệp công nghệ cao nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính Phủ.

- Có sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân.

- Bước đầu mang lại hiệu quả tích cực

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Bài 2 (SGK - Trang 133)

Hướng dẫn giải

Công nghệ nhà kính:

Là công trình thường có cạnh và mái làm bằng kính hoặc vật liệu tương tự; dùng để trồng cây nhằm tránh tác động bất lợi của thời tiết, đồng thời giúp chủ động điều chỉnh các điều kiện chăm sóc cây trồng bằng các công nghệ tiên tiến.

Một số mô hình nhà kính phổ biến:

a) Nhà kính đơn giản:

- Vật liệu đơn giản

- Chủ yếu để tránh mưa, gió và nhiệt độ thấp

- Thười gian sử dụng 5 - 10 năm

b) Nhà kính liên hoàn:

- Hệ thống mái có thể sử dụng bằng nhựa PE hoặc kính thủy tinh

- Áp dụng được nhiều công nghệ canh tác bán tự động và tự động.

- Thời gian sử dụng phụ thuộc vào vật liệu làm mái.

c) Nhà kính hiện đại:

- Khung thép chịu lực lớn, mái kính chịu lực đảm bảo độ sáng tốt nhất cho cây.

- Hệ thống tự động được sử dụng tối đa.

- Thời gian sử dụng lâu dài, trên 15 năm.

Công nghệ tưới nước tự động, tiết kiệm:

Là công nghệ cung cấp nước tự động cho cây trồng một cách có hiệu quả nhất, bằng cách điều chỉnh lượng nước tưới và dạng tưới để tối ưu hóa việc dùng nước của cây.

Một số công nghệ tưới tự động:

- Tưới nhỏ giọt

- Tưới phun sương

 - Tưới phun mưa

Ứng dụng công nghệ Internet kết nối vạn vật (IoT) trong trồng trọt:

Là việc số hóa các hoạt động từ sản xuất đến chiến biến, tiêu dùng thông qua các thiết bị cảm biến, công nghệ điều hành và tự động hóa.

Một số ứng dụng:

- Canh tác chính xác

- Nhà kính thông minh

HS tự liên hệ thực tiễn ở địa phương mình.

Ví dụ: Địa phương em đang áp dụng cơ giới hóa trong chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng như tưới nước tự động, sử dụng máy bay phun thuốc trừ sâu...

Ưu điểm của công nghệ này là làm giảm nguy hại trực tiếp cho sức khỏe người lao động; giảm chi phí nhân công, tiết kiệm nước tưới và phân bón; mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Bài 3 (SGK - Trang 133)

Hướng dẫn giải

Cơ sở khoa học của các hệ thống cây trồng không dùng đất

a. Dung dịch dinh dưỡng

- Là dung dịch có khoáng chất cần thiết cho cây trồng.

- Sử dụng dung dịch dich dưỡng tùy thuộc vào loại cây, giai đoạn, sinh trưởng và phát triển.

b. Giá thể

- Giúp cố định cây

- Giúp cây đứng vững

- Giữ ẩm, tạo độ thoáng khí, hỗ trợ sự phất triển của rễ.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Bài 4 (SGK - Trang 133)

Hướng dẫn giải

* Hệ thống trồng cây thủy canh

- Cấu trúc: Gồm 2 phần:

+ Bể/thùng chứa dụng dịch dinh dưỡng: chứa dung dịch dinh dưỡng cho cây

+ Máng trồng: đỡ cây

- Nguyên lí:

+ Hệ thống thủy canh không hồi lưu: Dung dịch dinh dưỡng được đặt trong thùng, hộp hoặc vật chứa cách nhiệt, dung dịch được bổ sung khi cần trong thùng chứa từ lúc trồng đến khi thi hoạch. Phải thường xuyên sục khí, bổ sung dinh dưỡng và điều chỉnh pH.

+ Hệ thống thủy canh hồi lưu: Dung dịch dinh dưỡng sẽ được bơm tuần hoàn từ thùng chứa dung dịch đi khắp các khay để đưa tới bộ rễ của cây, phần sư thừa sẽ được luân chuyển về thùng chứa ban đầu.

- Ưu điểm:

+ Kiểm soát dinh dưỡng cây trồng

+ Có thể triển khai tại gia đình, vùng khô cằn, hải đảo.

+ Năng suất cao, thời gian ngắn

+ An toàn, giảm ô nhiễm môi trường.

- Nhược điểm:

+ Khó áp dụng với cây lương thực, cây ăn quả.

+ Vốn đầu tư cao

+ Trình độ chuyên môn cao

+ Khó mở rộng đại trà

* Hệ thống trồng cây khí canh

- Cấu trúc cơ bản: Gồm 3 phần:

+ Bể chứa dụng dịch: chứa dung dịch dinh dưỡng cho cây.

+ Máng trồng cây: đỡ cây

+ Hệ thống phun sương: bơm, bộ lọc, đường ống dẫn, vòi phun sương

- Nguyên lí hoạt động

Nguyên lí tự động, khép kín: bơm đẩy dung dịch từ bể chứa vào đường ống, qua vòi phun vào không khí tạo hơi sương. Một phần sương bám trên bề mặt rễ, một phần rơi xuống máng thu và trở lại bể chứa.

- Ưu điểm:

+ Tiết kiệm nước

+ Cây sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao.

+ Tạo môi trường sạch bệnh, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại.

- Nhược điểm:

+ Chi phí đầu tư cao

+ Chi phí sửa chữa lớn

+ Điện năng sử dụng nhiều

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Bài 5 (SGK - Trang 133)

Hướng dẫn giải

* Trồng rau thủy canh:

- Chuẩn bị nguyên vật liệu:

+ Chuẩn bị thùng xốp

+ Chuẩn bị nắp thùng xốp

+ Chuẩn bị cốc nhựa

+ Chuẩn bị giá thể

- Chuẩn bị cây con:

+ Cây con gieo vào khay bầu

+ Khi cây con chưa nảy mầm, để khay trong ánh sáng nhẹ

+ Khi cây con nảy mầm đều khoảng 2 cm, đưa dần ra ánh sáng

+ Dùng dung dịch pha loãng để tưới hàng ngày.

- Chuẩn bị dung dịch

- Trồng cây trong dung dịch

* Theo dõi và chăm sóc

+ Từ khi gieo đến khi có rễ, chú ý phun tưới thường xuyên

+ Khi cây bén rễ có thể đổ dinh dưỡng vào thùng

+ Thường xuyên thăm, quan sát sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ.

* Thu hoạch:

- Sau 2 – 3 tuần thu hoạch lứa đầu tiên

- Cắt, tỉa rau, sau đó bổ sung dung dịch để rau tiếp tục sinh trưởng

- Thu hoạch mỗi lứa cách nhau 1 tuần 

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)