Ôn tập chương I

Bài I.1 (Sách bài tập - tập 1 - trang 138)

Hướng dẫn giải

Quan sát hình bs 6

(A) đường thẳng d đi qua điểm T

(B) đường thẳng d đi qua hai điểm M và T

(C) đường thẳng d không đi qua điểm M và không đi qua điểm T

(D) đường thẳng d đi qua điểm M và không đi qua điểm T

Hãy chọn phương án đúng ?

(Trả lời bởi Trần Nguyễn Bảo Quyên)
Thảo luận (3)

Bài I.2 (Sách bài tập - tập 1 - trang 138)

Hướng dẫn giải

Có thể vẽ được bao nhiêu đường thẳng đi qua hai trong số năm điểm (phân biệt), nhưng không có ba điểm nào thẳng hàng cho trước ?

(A) 1 (B) 5 (C) 10 (D) Vô số

Hãy chọn phương án đúng ?

(Trả lời bởi Trần Nguyễn Bảo Quyên)
Thảo luận (3)

Câu 5 (Sách giáo khoa trang 127)

Hướng dẫn giải

Cách 1: Đo AC và AB thì biết được BC

Cách 2: Đo AC và BC thì biết được AB

Cách 3: Đo AB và BC thì biết được AC

(Trả lời bởi li saron)
Thảo luận (2)

Câu 8 (Sách giáo khoa trang 127)

Hướng dẫn giải

Hướng dẫn làm bài:

- Vẽ hai đường thẳng xy và zt cắt nhau tại O

- Trên đường thẳng xy: lấy A thuộc tia Ox, lấy C thuộc tia Oy sao cho OA = OC = 3cm

- Trên đường thẳng zt:

+ Lấy B thuộc tia Ot sao cho OB = 2cm

+ Lấy D thuộc tia Oz sao cho OD = 2 OB = 2.2 = 4cm

(Trả lời bởi Thien Tu Borum)
Thảo luận (2)

Câu 6 (Sách giáo khoa trang 127)

Hướng dẫn giải

a) Điểm M có nằm giữa hai điểm A và B

Thật vậy:

Có đoạn thẳng AB dài 6cm. Trên tia AB lấy điểm M sao cho AM = 3cm mà 3cm < 6cm

=>AM < AB => Điểm M nằm giữa hai điểm A và B

Vậy điểm M có nằm giữa hai điểm A và B.

b) Vì điểm M nằm giữa hai điểm A và B ( theo câu a)

=> AM + MB = AB

hay 3 + MB = 6

=>MB = 6 - 3

=>MB = 3cm

mà AM = 3cm

=> AM = MB ( VÌ cùng bằng 3cm)

Vậy AM = MB

C) M có là trung điểm của AB

Thật vậy :

Điểm M nằm giữa hai điểm A và B ( thao câu a) (1)

AM = MB ( theo câu b) (2)

Từ (1) và (2) => Điểm M là trung điểm của AB

Vậy điểm M có là trung điểm của AB

(Trả lời bởi li saron)
Thảo luận (3)

Câu 4 (Sách giáo khoa trang 127)

Hướng dẫn giải

- Bốn đường thẳng cắt nhau đôi một có 6 giao điểm A, B, C, D, P, Q (hình a).

- Trong 4 đường thẳng có hai đường thẳng song song, sẽ có 5 giao điểm A, B, C, D, M (hình b).

- Trong 4 đường thẳng có hai cặp đường thẳng song song, sẽ có 4 giao điểm A, B, C, D (hình c).

Lưu ý: Bài này rất hay sót các trường hợp. Nên vẽ các trường hợp không có đường thẳng song song, rồi đến có 2 đường thẳng song song, rồi đến có ba đường thẳng song song,… Bài toán này không thể chỉ có hai giao điểm được.

(Trả lời bởi Trần Thị Bích Trâm)
Thảo luận (2)

Câu 2 (Sách giáo khoa trang 127)

Hướng dẫn giải

Hướng dẫn làm bài:

(Trả lời bởi Thien Tu Borum)
Thảo luận (3)

Câu 1 (Sách giáo khoa trang 127)

Hướng dẫn giải

Hướng dẫn làm bài:

Đoạn thẳng AB là hình gồm hai điểm A, B và tất cả các điểm nằm giữa A, B.

(Trả lời bởi Thien Tu Borum)
Thảo luận (3)

Câu 3 (Sách giáo khoa trang 127)

Hướng dẫn giải

Hướng dẫn làm bài:

a)

b) Vẽ đường thẳng AN cắt đường thẳng a tại S.

Khi đường thẳng ABN song song với đường thẳng a thì không vẽ được điểm S, vì hai đường thẳng song song thì không có điểm chung. Em có thể tham khảo hình sau:

(Trả lời bởi Thien Tu Borum)
Thảo luận (3)

Câu 7 (Sách giáo khoa trang 127)

Hướng dẫn giải

Cho đoạn thẳng AB dài 7 cm. Vẽ trung điểm của đoạn thẳng AB.

Hướng dẫn làm bài:

Vì I là trung điểm của AB nên: IA + IB = AB và IA= IB

Do đó: IA=IB=AB2=72=3,5(cm)IA=IB=AB2=72=3,5(cm)

Trên tia AB, vẽ điểm I sao cho AI = 3,5 cm.

(Trả lời bởi Thien Tu Borum)
Thảo luận (3)