Nghĩa của câu

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Hai thành phần nghĩa của câu.

1. So sánh hai câu trong từng cặp câu sau đây và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:

a1) Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ.

                                                                        (Nam Cao, Chí Phèo)

a2) Có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ.

b1) Nếu tôi nói thì chắc người ta cũng bằng lòng …

                                                    (Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)

b2) Nếu tôi nói thì người ta cũng bằng lòng…

❓Câu hỏi:

- Hai câu trong mỗi cặp câu đầu đề cập đến cùng một sự việc. Sự việc đó là gì?

- Ngoài nội dung sự việc, anh (chị) thấy:

+ Câu nào thể hiện sự việc nhưng chưa tin tưởng chắc chắn đối với sự việc?

+ Câu nào thể hiện sự phỏng đoán có độ tin cậy cao đối với sự việc?

+ Câu nào thể hiện sự nhìn nhận và đánh giá bình thường của người nói đối với sự việc?

Trả lời:

* Cặp câu a1 + a2:

- Giống: cả hai câu đều đề cập đến cùng một sự việc: Chí Phèo từng có thời "ao ước có một gia đình nhỏ".

- Khác:

+ Câu a1: kèm theo sự đánh giá chưa chắc chắn về sự việc (từ "hình như")

+ Câu a2: để cập đến sự việc như nó đã xảy ra.

* Cặp câu b1 + b2:

- Giống: cùng đề cập đến sự việc: "người ta cũng bằng lòng".

- Khác:

+ Câu b1: thể hiện sự đánh giá chủ quan của người nói về kết quả sự việc.

+ Câu b2: đơn thuần là đề cập đến sự việc.

2. Từ sự so sánh trên đây, có thể đi đến những nhận định sau:

- Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: đề cập đến một sự việc hoặc một vài sự viễ; bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc đó.

- Thành phần nghĩa thứ nhất gọi là nghĩa sự việc, thành phần nghĩa thứ hai gọi là nghĩa tình thái.

* Phân tích thêm ví dụ sau:

Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều tài cả. Chà chà!

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)

-Trong ví dụ này, ở câu thứ nhất:

+ Nghĩa của sự việc chủ yếu được biểu hiện ở các từ ngữ y văn võ đều có tài cả.

+ Thái độ ngạc nhiên của người nói khi phát hiện ra sự thật về việc "y văn võ đều có tài cả".

+ Ngoài ra, ở câu này, người nói còn tỏ thái độ kính cẩn đối với người nghe thông qua các từ dạ, bẩm.

- Còn câu thứ hai chỉ có từ cảm thán chà chàn nên chỉ có nghĩa tình thái: bày tỏ thái độ thán phục.

@1827808@

II. Nghĩa sự việc

- Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến. 

- Ở mức độ khái quát, có thể phân biệt một số nghĩa sự việc và phân biệt câu biểu hiện nghĩa sự việc như sau:

+ Câu biểu hiện hành động:

VD: Xuân Tóc Đỏ cắt đặt đâu vào đấy rồi mới xuống chỗ những người đi đưa.

(Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)

+ Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm:

VD: Trời thu xanh ngắt mây tầng cao.

(Nguyễn Khuyến, Vịnh mùa thu)

+ Câu biểu hiện quá trình:

VD: Lá vàng trước gió khẽ đưa vào 

(Nguyễn Khuyến, Câu cá mùa thu)

+ Câu biểu hiện tư thế.

VD: Lom khom dưới núi tiều vài chú 

(Bà Huyện Thanh Quan, Qua đèo ngang)

+ Câu biểu hiện sự tồn tại.

VD: Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng 

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

+ Câu biểu hiện quan hệ.

VD: Đội Tảo là một tay vai vế trong làng. 

(Nam Cao, Lão Hạc)

=> Nghĩa sự việc của câu thường được biểu hiện nhờ những thành phần ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ và một số thành phần phụ khác. Một câu có thể biểu hiện một sự việc, cũng có thể biểu hiện một số sự việc.

@1827882@@1828029@

III. Ghi nhớ

Nghĩ của câu bao gồm hai thành phần: nghĩa của sự việc và nghĩa tình thái. Nghĩa sự việc là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đên trong câu. Nó thường được biểu hiện nhờ các từ ngữ đóng vai trò chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.