Nghĩa của câu (tiếp theo)

Nội dung lý thuyết

I. Nghĩa tình thái

Nghĩa tình thái là một lĩnh vực phức tạp, gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Nghĩa tình thái thể hiện:

1. Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu:

- Khẳng định tính chân thật của sự việc:

VD: Sự thật là dân ra đã lấy lại được nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)

- Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc thấp:

VD: Khi Chí Phèo mở mắt thì trời sáng đã lâu. Mặt trời chắc đã lên cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ.

(Nam Cao, Chí Phèo)

- Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc:

VD: Với lại, đêm họ chỉ mua bao diêm hay gói thuốc lá là cùng.

(Vũ Trọng Phụng, Giông Tố)

- Đánh giá sự việc có thực hay không có thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra:

VD: Giá thử đêm qua không có thị thì hắn chết. 

(Nam Cao, Chí Phèo)

- Khẳng định tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc:

VD: Tao không thể làm người lương thiện nữa.

(Nam Cao, Chí Phèo)

@1828166@

2. Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe

Người nói thể hiện thái độ, tình cảm đối với người nghe thông qua các từ ngữ xưng hô, từ ngữ cảm thán, từ tình thái ở cuối câu,...

- Tình cảm thân mật, gần gũi:

VD: Em thắp đèn lên chị Liên nhé?

(Hai đứa trẻ, Thạch Lam)

- Thái độ bực tức, hách dịch:

VD: Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi.

(Nguyễn Công Hoan, Tinh thần thể dục)

- Thái độ kính cẩn:

VD: Bẩm chỉ mới có hai ông ở Hải Phòng và Hà Nội về trình sổ sách. 

(Vũ Trọng Phụng, Giông Tố)

@1828225@

IV. Ghi nhớ

Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe. Nó có thể được bộc lộ riêng qua các từ ngữ tình thái trong câu.

@1828111@