Nội dung lý thuyết
Đề bài:
Đề 1: Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho rằng: "Nhìn chung văn học Việt Nam phong phú, đa dạng; nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính, quán thông kim cổ, thì đó là văn học yêu nước". (Dẫn theo Trần Văn Giàu tuyển tập, NXB Giáo dục, 2001)
Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) đối với ý kiến trên.
Đề 2: Bàn về đọc sách, nhất là đọc các tác phẩm văn học lớn, người xưa nói: "Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài". (Dẫn theo Lâm Ngữ Đường, Sống đẹp, Nguyễn Hiến Lê dịch, NXB Tao đàn, Sài Gòn, 1965).
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?
a. Đề 1
- Giải thích các cụm từ: phong phú, đa dạng tức là có nhiều thể loại, nhiều nội dung khác nhau; chủ lưu: dòng chảy chính; quán thông kim cổ: thông suốt từ xưa đến nay.
- Giải thích nhận định: Văn học yêu nước là dòng chảy chính trong sự đa dạng, phong phú của văn học Việt Nam.
b. Đề 2
- Giải thích ý kiến: càng nhiều tuổi, người ta càng có cách thức và khả năng lĩnh hội hiệu quả hơn các giá trị khi đọc sách.
- Bàn luận về ý kiến:
+ Ý đúng: càng nhiều tuổi, càng nhiều vốn sống và kinh nghiệm giúp việc đọc sách trở nên dễ dàng nhận thức và lĩnh hội hơn.
+ Ý bổ sung: cách đọc và kết quả đọc sách ngoài phụ thuộc vào tuổi tác còn phụ thuộc vào sự yêu thích dành cho sách, năng lực, trình độ, điều kiện của cá nhân người đọc.
a. Đề 1
* Mở bài:
Giới thiệu ý kiến của Đặng Thai Mai.
* Thân bài:
- Văn học Việt Nam rất phong phú và đa dạng: gồm nhiều dòng chảy khác nhau như yêu nước, nhân đạo, thế sự,…
- Văn học yêu nước là dòng chủ lưu xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam:
+ Văn học yêu nước là dòng chảy chính trong văn học trung đại (chứng minh qua bốn giai đoạn của văn học trung đại).
+ Văn học yêu nước là dòng chảy chính trong văn học hiện đại (chứng minh qua văn học thời kì chống Pháp, thời kì chống Mĩ…).
- Lí giải nguyên nhân khiến văn học yêu nước là dòng chủ lưu thông suốt kim cổ:
+ Nước ta có lịch sử trường kì chống giặc ngoại xâm.
+ Yêu nước là truyền thống quý báu, là tình cảm lớn lao trong tinh thần người Việt.
+ Văn học vừa phản ánh tình yêu đất nước, lịch sử hào hùng của dân tộc vừa là một phương tiện góp phần vào công cuộc dựng và giữ nước.
* Kết bài:
Khẳng định tính đúng đắn trong nhận định của Đặng Thai Mai.
b. Đề 2
* Mở bài:
Dẫn dắt vào vấn đề đọc sách và trích dẫn ý kiến của Lâm Ngữ Đường.
* Thân bài:
- Giải thích ý kiến trong đề bài: sự khác nhau trong cách đọc và kết quả đọc ở mỗi lứa tuổi.
- Bình luận và chứng minh những khía cạnh đúng đắn trong ý kiến của Lâm Ngữ Đường.
- Bổ sung các ý kiến để có quan điểm toàn diện, đầy đủ về việc đọc sách.
- Rút ra bài học cho bản thân khi đọc sách.
*Kết bài:
Nêu bài học chung về đọc sách, đặc biệt với tác phẩm văn học.
1. Đối tượng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng: về văn học sử, về lí luận văn học, về tác phẩm văn học,...
2. Việc nghị luận về một ý kiến bàn về văn học thường tập trung vào giải thích, nêu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống.