Nội dung lý thuyết
- Luật thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng (chữ), cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp,... trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định.
VD: Luật của các thể lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn và thất ngôn,...
- Các thể thơ Việt Nam có thể chia thành 3 nhóm chính:
a) Các thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát và hát nói.
b) Các thể thơ Đường luật gồm: ngũ ngôn, thất ngôn (tứ tuyệt và bát cú).
c) Các thể thơ hiện đại gồm: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi,...
- Tiếng là đơn vị có vai trò quan trọng trong sự hình thành luật thơ:
+ Tiếng là đơn vị cấu tạo ý nghĩa bà nhạc điệu dòng thơ, bài thơ. Ngay tên gọi của các thể thơ cũng căn cứ vào số tiếng của dòng thơ: thể lục bát (6 - 8 tiếng), thể ngủ ngôn (5 tiếng),....
+ Tiếng gồm 3 phần: phụ âm đầu, vần và thanh điệu. Vần thơ là phần được lặp lại để liên kết dòng trước với dòng sau.
- Vị trí hiệp vần là một yếu tố quan trọng để xác định luật thơ.
- Gồm 6 thanh điệu: ngang, huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã. Các thanh có đường nét bằng (ngang và huyền) gọi là thanh bằng (B) và các thanh còn lại (sắc, nặng, hỏi, ngã) có đường nét gãy, đổi hướng là thanh sắc. Sự luân phiên đối xứng và hài hoà của các thanh bằng, trắc tạo nên nhạc điệu thơ.
- Sự ngắt nhịp: số tiếng chẵn hoặc lẻ ở vế cuối dòng thơ tạo nên nhịp thơ chẵn hoặc lẻ. Chẳng hạn, thể thơ lúc bát có nhịp chẵn 2/2...., thể ngũ ngôn có nhịp lẻ 2/3,...
=> Số tiếng và các đặc điểm về cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp,... là các nhân tố cấu thành luật thơ.
VD:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trả qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thất mà đau đớn lòng.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
- Số tiếng: Mỗi cặp lục bát gồm 2 dòng (dòng lục: 6 tiếng, dòng bát: 8 tiếng). Bài thơ lục bát là sự kế tiếp của các cặp như thế.
- Vần: Hiệp vần ở tiếng thứ 6 của hai dòng và giữa tiếng thứ 8 của dòng bát với tiếng thứ 6 của dòng lục.
- Nhịp: Nhịp chẵn dựa vào tiếng có thanh không đổi (tức các tiếng 2, 4, 6): 2/2/2.
- Hài thanh: Có đối xứng luân phiên B - T - B ở các tiếng 2, 4, 6 trong dòng thơ; đối lặp âm vực trầm bổng ở tiếng 6 và 8 dòng bát.
- Số tiếng: Cặp song thất (7 tiếng) và cặp lục bát (6 - 8 tiếng) luân phiên kế tiếp nhau.
- Vần: Hiệp ở mỗi cặp; cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có vần bằng. giữa hai cặp có vần liền.
- Nhịp: 3/4 ở hai câu thất và 2/2/2 ở cặp lục bát.
- Hài thanh:
+ Cặp song thất lấy tiếng thứ ba làm chuẩn, có thể có thanh bằng (câu nhất - bằng) hoặc trắc (câu thất - trắc) nhưng không bắt buộc.
+ Cặp lục bát thì đối xứng bằng - trắc chặt chẽ hơn.
- Gồm ngũ ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn bát cú.
- Số tiếng: 5 tiếng; số dòng: 8 dòng (tứ tuyệt có 4 dòng).
- Vần: 1 vần (độc vận), gieo vần cách.
- Nhịp lẻ: 2/3.
- Hài thanh: có sự luân phiên B - T hoặc niêm B - B, T - T ở tiếng thứ hai và thứ tư.
a) Thất ngôn tứ tuyệt
- Số tiếng: 7 tiếng; số dòng: 4 dòng.
- Vần: Vần chẵn, độc vận, gieo vần cách.
- Nhịp: 4/3.
b) Thất ngôn bát cú
- Số tiếng: 7 tiếng; số dòng: 8 dòng (chia thành 4 phần: đề, thực. luận, kết).
- Vần: Vần chẵn, độc vận
- Nhịp: 4/3.
- Luật thơ thất ngôn bát cú rất chặt chẽ: luật hài thanh, đối xứng giữa các tiếng 2, 4, 6; đòi hỏi phải thêm niêm giữa các dòng 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7 và 1 - 8. Về bố cục bài thơ chia thành 4 cặp: 2 dòng đầu là đề để vào bài; 2 dòng tiếp theo là thực để giải thích rõ đề; 2 dòng luận để bàn luận; hai dòng kết để kết bài.
- Phong trào Thơ mới (1932 - 1945) đã mở đầu cho việc đổi mới thơ Việt Nam. Nhiều thể thơ mới hiện đại xuất hiện từ đây.
- Các thể thơ Việt Nam hiện đại rất đa dạng và phong phú: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi,... Chúng vừa tiếp nối luật thơ trong thơ truyền thống, vừa có sự cách tản.
Trong luật thơ, tiếng là đơn vị quan trọng. Số tiếng định hình trong dòng thơ, sự phối hợp thanh điệu, sự liên kết bằng vần của tiếng, sự đối lập hay kết dính ở dòng trước với dòng sau, cách ngắt nhịp thơ,... đều trở thành những quy tắc của thơ truyền thông, đặc biệt là các thể thơ Đường luật. Thơ hiện đại đã biến đổi nhiều, tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn dựa trên các quy tắc trong thơ truyền thống.