Hai đứa trẻ

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
6 coin

HAI ĐỨA TRẺ

Thạch Lam

 

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả Thạch Lam

– Thạch Lam (1910 – 1942), tên thật là Nguyễn Tường Vinh (Nguyễn Tường Lân) sinh tại Hà Nội, thuở nhỏ sống ở quê ngoại: phố huyện Cẩm Giàng – Hải Dương.
Con người: là người đôn hậu, tinh tế.
– Là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn.
– Quan điểm sáng tác: lành mạnh, tiến bộ.
– Có biệt tài về truyện ngắn: có phong cách nghệ thuật độc đáo:

+ Truyện không cốt chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm với những xúc cảm mong manh, mơ hồ.

+ Mỗi truyện như­ một bài thơ trữ tình đượm buồn, giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng biết bao tình cảm mến yêu chân thành và sự nhạy cảm của TG trước những biến thái của cảnh vật và lòng người
+ Văn phong trong sáng, giản dị, thâm trầm, sâu sắc.

– Tác phẩm chính:

+ Các tập truyện ngắn: “Gió đầu mùa” (1937), “Nắng trong vườn” (1938), “Sợi tóc” (1942).

+ Tiểu thuyết : “Ngày mới” (1939)

+ Tập tiểu luận: “Theo dòng” (1941.

+ Tuỳ bút: “Hà Nội băm sáu phố phường” (1943)

2. Tác phẩm Hai đứa trẻ

– Xuất xứ: In trong tập “Nắng trong vườn” (1938).

– Vị trí: Là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật truyện ngắn của Thạch Lam, có sự hòa quyện hai yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình.

– Chủ đề: Bức tranh phố huyện nghèo  trước cách mạng táng Tám từ lúc chiều muộn đến đêm khuya  qua cái nhìn và tâm trạng của nhân vật Liên.

– Bố cục: Gồm 3 phần.

+ Phần 1: (Từ đầu đến “tiếng cười khanh khách nhỏ dần về phía làng):Tâm trạng của Liên trước bức tranh P/H lúc chiều muộn.

+ Phần 2: (Tiếp theo đến “chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ.”):Tâm trạng của Liên trước bức tranh phố huyện khi đêm về.

+ Phần 3 (còn lại): Tâm trạng của Liên trong cảnh đợi tàu lúc đêm khuya.

 

II/ Đọc – hiểu văn bản.

1/ Phần một: Tâm trạng của Liên trước bức tranh phố huyện lúc chiều muộn.

a/ Trước cảnh ngày tàn

* Cảnh:

– Âm thanh:

Tiếng trống thu không… từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều à câu văn chậm rãi
à điểm nhịp thời gian.

Tiếng ếch nhái kêu ran, tiếng muỗi vo ve – những âm thanh đặc trưng của làng quê à lấy động tả tĩnh à không khí vắng vẻ, đìu hiu, hoang vắng.

à Miêu tả từ xa đến gần, nhỏ đần, tất cả như cộng hưởng tạo nên một bản nhạc đồng quê êm đềm

– Màu sắc: Phương tây:

Đỏ rực như lửa cháy

Đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.
àTính từ, so sánh à màu sắc rực rỡ bùng cháy  trước khi tàn lụi à cảnh hoàng hôn sống động, báo hiệu một  ngày đã qua.
– Đường nét: Dãy tre làng đen lại cắt hình rõ rệt trên nền trời (ánh hồng) à Nghệ thuật tương phản giàu chất hội họa à hoàng hôn dần buông xuống.

à Bằng cảm hứng lãng mạn tinh tế, câu văn như câu thơ (Chiều,chiều rồi…), kết hợp hài hoà các chi tiết miêu tả âm thanh, màu sắc, đường nét, tác giả đã  gợi lên bước đi của thời gian từ, đồng thời gợi lên một bức tranh thiên nhiên thôn dã trong cái giờ khắc của ngày tàn: đẹp, êm đềm,  thơ mộng, đượm buồn mang hồn quê Việt Nam.
 * Tâm trạng của Liên:

– Tư thế: Ngồi yên lặng à trầm tư suy nghĩ.
– Đôi mắt: Ngập đầy bóng tối à buồn trào dâng
– Tâm hồn:

Ngây thơ mà buồn thấm thía.

Không hiểu sao nhưng thấy lòng buồn man mác trước giờ khắc ngày tàn.

à buồn mơ hồ không hiểu.

à Từ tư thế, dáng vẻ đến tâm hồn cho thấy tâm trạng  của Liên: buồn trước bước đi của thời gian, trước cảnh thiên nhiên vắng lặng đìu hiu à Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên.

 b/ Trước cảnh chợ  tàn:

* Cảnh :  một ngày chợ phiên

– Âm thanh: Chợ họp giữa phố đã vãn từ lâu, người về hết, tiếng ồn ào cũng mất à chỉ còn sự trống vắng, quạnh hiu

–  Hình ảnh: Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía à những phế thải của một phiên  chợ quê nghèo.
– Mùi vị: Một mùi âm ẩm, hơi nóng ban ngày, mùi cát bụi à Cảm nhận bằng khứu giác mùi vị của đất quê hương. Phải chăng đó là mùi vị của nghèo khổ, lầm than, cơ cực?
à Bằng ngòi bút tả thực, cảm nhận bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, và bằng cả tâm hồn tinh tế nhạy cảm, những chi tiết giàu sức gợi, cảnh chợ tàn gợi bức tranh sinh hoạt của phố huyện nghèo nàn, xơ xác, tiêu điều.

* Tâm trạng của Liên:

– Cảm nhận mùi vị quen thuộc

– Tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương
à tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, gắn bó với quê hương.

c/ Trước những kiếp người tàn:

 *Những kiếp người:

–  Liên và An:

+  Trước ở Hà Nội, từ khi bố mất việc, hai chị em về quê.

+ Mẹ giao trông coi một gian hàng tạp hoá  nhỏ xíu.

+ Chiều nào cũng dọn hàng, đếm hàng, tính tiền, ngồi trên cái chõng sắp gãy nhìn cảnh và người phố huyện.

+ Ngày chợ phiên mà chỉ bán được 2,5 bánh xà phòng, một cút rượu ti nhỏ

à Gia cảnh khó khăn, sa sút, mức sống eo hẹp.
- Những đứa trẻ con nhà nghèocúi lom khom trên mặt đất, đi lại tìm tòi, nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre, cái gì có thể dùng được của những người bán hàng để lại à đáng thương, tội nghiệp.

– Mẹ con chị Tý:

+ Ngày:  mò cua bắt tép.

+ Tối: lại dọn hàng nướcchả kiếm được bao nhiêu nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng, từ chập tối cho đến đêm. à cuộc sống cầm cự,cầm chừng trong vô vọng.

– Cụ Thihơi điên, xuất hiện với tiếng cười khanh kháchuống một hơi cạn sạch cút rượu ti rồi lảo đảo đi vào bóng tối à tàn tạ cả  thể xác và tinh thần.

à Bằng ngòi bút tả thực, qua các chi tiết: cử chỉ, hành động chậm chạp;  đối thoại ít, rời rạc, giọng thấp như tiếng thở dài, bao quanh họ là những đồ vật tàn,..tác giả đã khắc hoạ hình ảnh những con người nhỏ bé, từ  trẻ đến già đều  nghèo khổ, chật vật, tàn tạ. Qua đó, tác giả thể hiện niềm xót thương  đối với cuộc sống của những người dân phố huyện trước Cách mạng tháng Tám: à đó là tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả.

* Tâm trạng của Liên:

– Với những đứa trẻ con nhà nghèo:  động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó.

– Với mẹ con chị Tí: Ân cần hỏi han.

– Với cụ Thi: lẳng lặng rót một cút rượu ti đầy, lòng hơi run sợ, mong cụ chóng đi.

à Liên có tâm hồn nhạy cảm, nhân hậu, giàu lòng trắc ẩn, yêu thương con người – nét đẹp tâm hồn  mà nhà văn nâng niu, trân trọng
  + Nghệ thuật: kết hợp yếu tố hiện thực với yếu tố lãng mạn trữ tình; câu văn xuôi  như câu thơ, khéo kết hợp các chi tiết, nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật tinh tế.
+ Nội dung:

– Thạch Lam đã phần nào phản ánh bức tranh hiện thực đời sống của người dân.
– Tác giả thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương với những kiếp người nhỏ bé, sống nghèo khổ, tàn tạ ở một  phố huyện  nhỏ trước Cách mạng tháng Tám,  trân trọng những nét đẹp tâm hồn của họ. à Đó là giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của đoạn trích.

 

2/ Đoạn 2: Tâm trạng của Liên trước bức tranh phố huyện lúc đêm khuya:.

a/ Khung cảnh và con người:

* Cảnh:

– Bầu trời: Hàng ngàn ngôi sao ganh nhau…
– Hoa bàng khẽ rụng…

– Thoảng qua gió mát.

à Đẹp, êm đềm, tĩnh lặng - một đêm hạ êm như nhung.

– Mặt đất: ngập chìm trong bóng tối. Đường phố và các ngõ chứa đầy bóng tối.(…) tương phản đối lập à bóng tối bao trùm tất cả, tràn ngập trong tác phẩm, tạo nên một bức tranh u tối, một không gian tù đọng, gợi cảm giác ngột ngạt.

Nhịp sống của những người dân: Có thêm 
+ Đêm về bác phở Siêu xuất hiện.

+ Trong bóng tối gia đình bác hát Sẩm kiếm ăn.

à lặp đi lặp lại đơn diệu, buồn tẻ với những động tác quen thuộc, những suy nghĩ mong đợi như mọi ngày.  Họ mong đợi “một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày”

b/ Tâm trạng của Liên :

 Liên và An lặng lẽ ngắm các vì sao, lặng lẽ quan sát những gì diễn ra ở phố huyện và xót xa cảm thông, chia sẻ với những kiếp người nhỏ nhoi sống lay lắt trong bóng tối của cơ cực đói nghèo, tù đọng trong bóng tối của họ.

– Nhớ lại những tháng ngày tươi đẹp ở Hà Nội.
 à Nỗi buồn cùng bóng tối đã tràn ngập trong đôi mắt Liên, nhưng trong tâm hồn cô bé vẫn dành chỗ cho một mong ước, một sự đợi chờ trong đêm.

 

3. Phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua:
* Hình ảnh chuyến tàu:

– Hình ảnh con tàu lặp 10 lần trong tác phẩm.
– Chuyến tàu đêm qua phố huyện là niềm vui duy nhất trong ngày của chị em Liên.

+ Mang đến một thế giới khác: ánh sáng xa lạ, âm thanh nao nức, tiếng ồn ào của khách… khác và đối lập với nhịp điệu buồn tẻ nơi phố huyện.

+ Chuyến tàu ở Hà Nội về: trở đầy ký ức tuổi thơ của hai chị em Liên, mang theo một thứ ánh sáng duy nhất, như con thoi xuyên thủng màn đêm, dù chỉ trong chốc lát cũng đủ xua tan cái ánh sáng mờ ảo nơi phố huyện.

– Việc chờ tàu trở thành một nhu cầu như cơm ăn nước uống hàng ngày của chị em Liên. Liên chờ tàu không phải vì mục đích tầm thường là đợi khách mua hàng mà vì mục đích khác:

+ Được nhìn thấy những gì khác với cuộc đời mà hai chị em Liên đang sống.

+ Con tàu mang đến một kỷ niệm, đánh thức hồi ức về kỷ niệm mà chị em cô đã từng được sống.

+ Giúp Liên nhìn thầy rõ hơn sự ngưng đọng tù túng của cuộc sống phủ đầy bóng tối hèn mọn, nghèo nàn  của cuộc đời mình
Liên là người giàu lòng thương yêu, hiếu thảo và đảm đang. Cô là người duy nhất trong phố huyện biết ước mơ có ý thức về cuộc sống. Cô mỏi mòn trong chờ đợi.

Ý nghĩa biểu tượng của chuyến tàu đêm:
àHình ảnh con tàu lặp 10 lần trong tác phẩm. Là biểu tượng của một thế giới thật đáng sống với sự giàu sang và sự rực rỡ ánh sáng. Nó đối lập với cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, tối tăm và quẩn quanh với người dân phố huyện.

àQua tâm trạng của Liên tác giả muốn lay tỉnh ngững người đang buồn chán, sống quẩn quanh, lam lũ và hướng họ đến một tương lai tốt đẹp hơn. Đó là giá trị nhân bản của truyện ngắn này.

àĐó là  biểu tượng cho một cuộc sống sôi động, nhộn nhịp, vui vẻ, hiện đại. Dù chỉ trong giây lát nó cũng đưa cả phố huyện thoát ra khỏi cuộc sống tù đọng, u ẩn, bế tắc.

 

4. Nghệ thuật:

– Cốt truyện đơn giản, nổi bật là những dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm xúc, cảm giác mong manh, mơ hồ trong tâm hồn nhân vật.

– Bút pháp tương phản đối lập.

– Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trạng của con người.

– Ngôn ngữ giàu hình ảnh, tượng trưng.

– Giọng điệu thủ thỉ, thấm đượm chất thỏ chất trữ tình sâu sắc.

 

III. Ý nghĩa văn bản.

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” thể hiện niềm cảm thương chân thành của Thạch Lam đối với những kiếp sống nghèo khổ, chìm khuất trong mòn mỏi, tăm tối, quẩn quanh nơi phố huyện trước cách mạng và sự trân trọng với những mong ước nhỏ bé, bình dị mà tha thiết của họ.

 

- Điểm chung: Cái nhìn hiện thực và nhân đạo đối với xã hội VN đang chìm đắm trong cảnh nô lệ, lầm than.

- Nét riêng: Phong cách và bút pháp nghệ thuật của các nhà văn: Hiện thực – Lãng mạn.

Khách