Nội dung lý thuyết
- Chủ điểm: Bài đọc "Tiếng hạt nảy mầm" thuộc chủ điểm "Thế giới tuổi thơ".
- Tác giả: Tô Hà (1939 - 1991) tên thật là Lê Duy Chiểu, sinh tại Thường Tín, Hà Tây. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, nguyên trưởng Ban Biên tập Báo Người Hà Nội. Giống các thi nhân cổ điển phương Đông, Tô Hà đề cao thần cú, nhãn tự trong nghệ thuật thơ. Bởi vậy, với ông, mỗi câu mỗi bài là cả sự vật vã. Rất nhiều lần ông phải kỳ công gạn câu này, chắp khổ khác và đau đáu đi tìm những giây phút xuất thần để có một câu thơ đầy ắp nội lực, bật ra từ ảo giác.
- Tóm tắt nội dung: Bài thơ "Tiếng hạt nảy mầm" đã miêu tả khung cảnh của một lớp học của trẻ em khiếm thính. Các bạn nhỏ ấy không nghe được nên cũng không nói được. Cô giáo đã có những bài học thú vị để các bạn có thể tiếp thu và cất lên thành lời trên môi những học sinh đặc biệt.
Mắt sáng, nhìn lên bảng Lớp mươi nụ môi hồng Đôi tay cô cụp mở Báo tưng bừng thanh âm.
Cánh sẻ vụt qua song Hót nắng vàng ánh ỏi Các bé vẫn lặng chăm Nhìn theo cô mấp máy.
Sau ngón tay cô đấy Là tiếng hạt nảy mầm Tiếng lá động trong vườn Tiếng sớm mai mẹ gọi. | Tiếng cuộc đời sâu vợi Con tàu biển buông neo Ngôi sao mọc rừng chiều Vỏ ngựa ran vách đá.
Bao nghĩ suy vất vả Trong mắt người lo toan Để từng âm có nghĩa Bật lên từ môi em.
Nghe cánh vỗ chim non Trước diệu kì tiếng hót Giữa hồn nhiên lớp học Ai nụ cười rưng rưng. |
a. Giọng đọc
- Toàn bài đọc với giọng dịu dàng, hào hứng, ngắt nhịp 2/3, 3/2,…
- Đọc đúng các từ ngữ khó dễ phát âm sai như: ánh ỏi, lặng chăm, sâu vợi,…
b. Chia đoạn
Văn bản Tiếng hạt nảy mầm gồm 2 phần:
- Phần 1: Hai khổ thơ đầu: Giới thiệu lớp học của trẻ khiếm thính.
- Phần 2: Bốn khổ thơ còn lại: Những hình ảnh và âm thanh cô giáo đã gợi lên trong tâm trí học trò.
Bài thơ "Tiếng hạt nảy mầm" miêu tả sinh động một tiết học, nơi mà những âm thanh, hình ảnh từ thiên nhiên và cuộc sống được cô giáo khéo léo đưa vào bài giảng. Qua đó, tác giả gợi lên sự say mê, hứng thú học tập của các em học sinh và khơi gợi những suy ngẫm về ý nghĩa của việc học, của cuộc sống.