Đọc hiểu văn bản: Buổi học cuối cùng (Đô-đê)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

  • An – phông – xơ Đô – đê (1840 – 1897), Pháp.
  • Tác giả của nhiều truyện ngắn nổi tiếng.

2. Tác phẩm

a. Bối cảnh:

Kết thúc chiến tranh Pháp – Phổ (1870 – 1871), nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren của Pháp bị nhập vào nước Phổ. Các trường học thuộc hai vùng này bị bắt bỏ tiếng Pháp, chuyển sang học tiếng Đức. Truyện viết về buổi học tiếng Pháp cuối cùng của các em học sinh vùng An-dát.

b. PTBĐ và ngôi kể:

  • Phương thức biểu đạt: tự sự.
  • Ngôi kể: ngôi thứ nhất.

c. Bố cục: 3 phần:

  • Phần 1: từ đầu… sợ đến chừng nào!: Khung cảnh trước buổi học.
  • Phần 2: tiếp … buổi học cuối cùng này!: Khung cảnh buổi học.
  • Phần 3: còn lại: Khung cảnh kết thúc buổi học.

d. Tóm tắt

@1987262@

II. Khám phá văn bản

@1987349@

1. Khung cảnh trước lúc bắt đầu buổi học

  • Suy nghĩ của Phrăng: sợ bị thầy quở mắng vì đến muộn và chưa học bài, thoáng nghĩ trốn học và rong chơi ngoài đồng nội.

=> Tâm trạng thường thấy, dễ hiểu của một cậu bé học sinh.

  • Khung cảnh:
    • Trời ấm áp.
    • Sáo hót ven rừng.

=> Quang cảnh tươi sáng, đẹp đẽ, thích hợp để dạo chơi. Khung cảnh như đang mời gọi Phrăng.

  • Có nhiều người đang tập trung trước bảng cáo thị ở trụ sở xã – nơi truyền đi những tin tức chẳng lành

=> Dấu hiệu báo một điều không mong muốn sắp xảy đến.

  • Không khí lớp học:
    • Thông thường: ồn ào tiếng đọc bài, tiếng gõ thước của thầy giáo.
    • Hôm đó: lặng im, mọi người ngồi vào chỗ, thầy Ha-men thật dịu dàng.

=> Sự khác thường của của không khí lớp học báo hiệu những biến cố sắp xảy ra.

2. Khung cảnh buổi học

a. Thầy Ha-men:

  • Trang phục:
    • Mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn.
    • Đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu.

=> Trang phục thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thương. Trang phục của thầy Ha-men thể hiện sự trang trọng, trân quý.

  • Thái độ: không giận dữ như mọi hôm, hiền từ, dịu dàng.
  • Lời nói:
    • Trang nghiêm, trịnh trọng tuyên bố đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng.
    • Không trách mắng Phrăng khi em không thuộc bài.
    • Giảng giải về ý nghĩa của tiếng Pháp.

=> Đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới. Thầy Ha-men nói về ngôn ngữ dân tộc với sự tự hào, ngợi ca.

=>  Cần phải giữ gìn ngôn ngữ dân tộc vì “khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”

=> Khẳng định sức mạnh to lớn của ngôn ngữ dân tộc.

b. Tâm trạng của Phrăng:

  • Khi biết đây là buổi học cuối cùng.
    • Choáng váng, bàng hoàng không tin.
    • Hối hận, tự giận mình vì đã bỏ lỡ những buổi học.
    • Từ chán ngán những cuốn sách, trở nên tiếc nuối, đau lòng khi phải rời xa.
    • Thương thầy giáo.
  • Khi thầy giảng bài:
    • Xấu hổ, lúng túng, buồn bã khi không thuộc bài.
    • Thấy bài học dễ hiểu.
    • Chăm chú lắng nghe.
  • Suy tư: Liệu quân Đức có bắt con chim bồ câu hót bằng tiếng Đức không?
  • Quan sát thầy Ha-men, nghĩ về những kỉ niệm.

=> Phrăng là một cậu bé ham chơi, vô tư hồn nhiên giống như bao cô cậu học trò khác. Bên trong sự vô tư hồn nhiên đó là một tâm hồn yêu nước sâu sắc. Em còn quá nhỏ để hiểu được nỗi đau của chiến tranh, nhưng khi biết không được học ngôn ngữ dân tộc nữa, em vẫn tiếc nuối và rất đau lòng. Qua đó ta có thể thấy được tâm hồn nhạy cảm, ý thức dân tộc ở em.

c. Người tham gia lớp học:

  • Cụ già Hô-de.
  • Bác phát thư.
  • Nhiều người dân khác…

=> Những người dân làng ngồi ở dãy ghế bỏ trống phía cuối lớp với thái độ trân trọng, nâng niu.

3. Kết thúc buổi học

  • Âm thanh
    • Mười hai giờ, chuông cầu nguyện buổi trưa.
    • Tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về.
  • Hành động của thầy Ha-men
    • Đứng dậy, người tái nhợt.
    • Nghẹn ngào, không nói hết câu.
    • Quay về phía bảng, cầm hòn phấn và dằn mạnh hết sức viết thật to: Nước Pháp muôn năm!
    • Dựa vào tường và ra hiệu cho học sinh về.

=> Dáng vẻ và hành động của một con người yêu nước, đau lòng trước cảnh đất nước bị xâm chiếm nhưng vẫn luôn tự hào về đất nước, dân tộc.

III. Tổng kết

1. Nội dung – Bài học:

  • Nội dung: Truyện thể hiện lòng yêu nước qua một biểu hiện cụ thể là tình yêu với tiếng nói dân tộc. Truyện khẳng định chân lí, ý nghĩa của tiếng nói dân tộc có vai trò to lớn.
  • Bài học: cần có tinh thần yêu nước, yêu ngôn ngữ của dân tộc mình, có ý thức giữ gìn và bảo vệ sự giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc…

2. Nghệ thuật

  • Nghệ thuật tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
  • Ngôi kể thứ nhất góp phần thể hiện diễn biến nội tâm nhân vật.