Điều chỉnh bản thân cho phù hợp với môi trường học tập mới

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

Hoạt động 1: Chia sẻ những khó khăn và những việc đã làm được trong môi trường học tập mới.

- Chia sẻ trong nhóm về những nội dung sau:

+ Em gặp những khó khăn nào trong môi trường học tập mới?

VD: Vì vừa mới vào học chưa lâu nên em còn ngại ngùng khi nói chuyện với thầy cô và các bạn. Bên cạnh đó, em cũng chưa quen với phong cách học mới khi từ Tiểu học lên.

+ Em đã tìm sự hỗ trợ, tư vấn của ai để khắc phục được những khó khăn mà em gặp phải?

VD: Em đã tìm sự hỗ trợ, tư vấn của gia đình, giáo viên và chuyên gia tâm lí.

+ Những việc em đã làm được trong môi trường học tập mới.

VD: 

Chủ động làm quen với bạn bè.

Hỏi bài thầy cô khi chưa hiểu.

- Nêu những điều em học được từ các bạn trong việc thay đổi cho phù hợp với môi trường học tập mới.

VD: 

Em đã học được cách chủ động tiếp cận, làm quen với mọi người.

Em cũng học được sự tự tin, thoải mái, tích cực khi giao tiếp, thuyết trình.

Hoạt động 2: Xác định những việc nên làm để phù hợp với môi trường học tập mới.

- Suy ngẫm về những việc học sinh lớp 6 nên làm để phù hợp với môi trường học tập mới.

- Thảo luận để xác định những việc nên làm.

Gợi ý:

+ Tự động làm quen với bạn mới.

+ Hỏi thầy cô, các anh chị lớp trên về phương pháp học tập các môn học mới.

+ Lập thời gian biểu phù hợp với môi trường học tập mới.

Hoạt động 3: Lập kế hoạch rèn luyện trong môi trường học tập mới.

1. Xác định những khó khăn và điều bản thân cần thay đổi, điều chỉnh.

- Khó khăn:

+ Học tập:

  • Chưa nắm được cách học chủ động.
  • Còn ngại phát biểu.
  • Chưa dám hỏi bài giáo viên.

+ Rèn luyện:

  • Chưa quen nhiều bạn.
  • Chưa hăng hái tham gia các hoạt động, chưa dám thể hiện bản thân.

- Điều cần thay đổi, điều chỉnh:

+ Sự ngại ngùng.

+ Lười phát biểu.

2. Xây dựng kế hoạch điều chỉnh bản thân để phù hợp với môi trường học tập mới theo gợi ý:

 

Khó khăn 

Biện pháp khắc phục 

Thời gian 

Học tập. 

- Chưa nắm được cách học chủ động.

- Còn ngại phát biểu.

- Chưa dám hỏi bài giáo viên.

- Chủ động tìm hiểu bài trước, ghi nhanh các ý thầy, cô nói.

- Hăng hái phát biểu.

- Hỏi giáo viên bài tập hay những kiến thức chưa hiểu rõ.

2 tuần.

Rèn luyện. 

- Chưa quen nhiều bạn.

- Chưa hăng hái tham gia các hoạt động, chưa dám thể hiện bản thân.

- Chủ động làm quen, tìm hiểu và tham gia các hoạt động với các bạn.

- Hăng hái tham gia các hoạt động rèn luyện.

3 tuần.

3. Hoàn thiện kế hoạch.

Chia sẻ và lắng nghe góp ý để hoàn thiện kế hoạch học tập và rèn luyện của bản thân.

Hãy hành động 

- Thực hiện kế hoạch học tập và rèn luyện mà em đã xây dựng.

- Tìm kiếm sự hỗ trợ, tư vấn của cán bộ tâm lý học đường, thầy cô và bạn bè,... để thực hiện các kế hoạch.