Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácHoạt động 1: Nhận diện một số vấn đề thường nảy sinh trong quan hệ bạn bè.
- Nêu những vướng mắc mà lứa tuổi các em thường gặp phải trong quan hệ bạn bè.
- Thảo luận để xác định những vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè.
Gợi ý:
+ Bị bạn nói xấu.
+ Bị bạn bắt nạt.
+ Bị bạn rủ rê, lôi kéo làm những việc không nên làm.
+ Bị bạn cô lập, không chơi cùng.
+ Bị bạn hiểu lầm.
+ ...
Hoạt động 2: Xác định cách giải quyết phù hợp những vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè.
- Tìm hiểu trường hợp dưới đây: Minh và Thanh ngồi cạnh nhau. Trong giờ kiểm tra Toán, Minh không làm được bài nên muốn Thanh cho chép bài nhưng thanh không đồng ý. Sau giờ kiểm tra, Minh nói xấu Thanh với các bạn. Nghe được điều Minh nói, Thanh rất tức giận, gặp Minh để mắng. Cuộc cãi vã giữa họ khiến cả hai bị tổn thương.
- Em có nhận xét gì về cách giải quyết mâu thuẫn của Minh và Thanh?
VD: Em thấy cách giải quyết của cả hai bạn đều không ổn. Minh không làm được bài không phải lỗi tại Thanh vì cho bạn chép bài là đang hại bạn. Thanh thì lại quá nóng giận, chưa giải quyết khéo léo.
- Nếu là Minh, em sẽ ứng xử như thế nào?
VD: Nếu là Minh em sẽ không giận bạn hoặc có thể nói chuyện với bạn để hiểu rõ hơn.
- Nếu là Thanh, em sẽ giải quyết như thế nào?
VD: Nếu là Thanh, em sẽ hỏi trực tiếp lý do bạn nói xấu để giải quyết mâu thuẫn.
- Ngoài ra, em thấy các bạn thường có cách giải quyết mâu thuẫn nào khác trong quan hệ bạn bè? Cách giải quyết nào là phù hợp?
VD:
+ Cách giải quyết khác:
Giật bài bạn để chép.
Khoe thầy, cô về hành động chép bài của bạn.
Không có vấn đề gì xảy ra.
…
+ Cách giải quyết phù hợp là không tỏ thái độ gì cả và sau đó học cùng nhau để nâng cao điểm số.
Hoạt động 3: Xử lý tình huống khi có vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè.
Thảo luận và đưa ra cách giải quyết các tình huống sau:
Tình huống 1: Từ đầu năm học Phương và Lan đi đâu cũng có nhau vì học cùng lớp ở trường tiểu học. Hôm nay, Hương thấy Lan đi với Mai - một bạn mới quen mà không để ý gì đến mình nên rất giận Lan. Lan không hiểu vì sao Phương lại giận mình. Nếu là Lan, em sẽ làm gì?
VD: Nếu là Lan, em sẽ đến gặp Phương để hỏi lí do Phương giận mình. Sau đó sẽ giải thích rằng mình chơi với bạn mới không phải là “có mới nới cũ”, chỉ là muốn nói chuyện với bạn mới để thêm bạn thêm vui. Còn nếu như mình khiến Phương hiểu lầm hay có vô tình làm Phương buồn thì xin lỗi Phương.
Tình huống 2: Hải và Nam chơi thân với nhau từ khi còn là học sinh tiểu học. Nam rất ham chơi điện tử. Một lần, Nam rủ Hải đi chơi tử nhưng Hải không muốn đi. Nam nói “Nếu cậu không đi chơi cùng tớ, tớ sẽ không chơi với cậu nữa?”. Nếu là Hải, em sẽ làm gì?
VD: Nếu em là Hải, em sẽ khẳng định rằng mình không đi và nếu như vì chuyện này mà từ bỏ tình cảm thân thiết thì thực sự không đáng. Sau đó khuyên bạn về việc nên chơi điện tử ít để đảm bảo kết quả học tập.
Hãy hành động
- Thay đổi thói quen dùng lời nói, hành động thiếu thân thiện trong giải quyết mâu thuẫn với bạn.
- Thực hiện cách giải quyết mâu thuẫn với bạn theo hướng tích cực (ví dụ gặp bạn nói chuyện để hiểu và thông cảm cho nhau,...).