Nội dung lý thuyết
Nhiều tư liệu hiện vật, chữ viết, truyền miệng.... của Việt Nam và thế giới đã cung cấp chứng cứ lịch sử về các hoạt động xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo liên tục của dân tộc trên Biến Đông qua các thời kì lịch sử.
- Di chỉ khảo cổ học: các di chỉ khảo cổ học thuộc các nền văn hóa biển Hạ Long, Bàu Tró, Hoa Lộc... được phát hiện ở các khu vực ven biển Việt Nam cho thấy người Việt cổ đã cư trú sát biển và có cuộc sống gần liền với Biển Đông.
- Tư liệu của Việt Nam:
+ Nhiều công trình sử học và địa lí cổ của Việt Nam đã ghi chép tường tận về cương vực, lãnh thổ và hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền của các triều đại quân chủ Việt Nam ở khu vực Biển Đông, đặc biệt ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
+ Các bản đồ cổ của Việt Nam thời quân chủ đã vẽ khu vực Biển Đông (với tên gọi Hải Đông), quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (với tên gọi Bãi Cát Vàng, Vạn lý Hoàng Sa, Đại Trường Sa, Vạn lý Trường Sa) thuộc lãnh thổ Việt Nam.
+ Bên cạnh đó, nhiều văn bản hành chính của Nhà nước quân chủ Việt Nam đã ghi chép các hoạt động xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở khu vực Biển Đông, đặc biệt là đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
- Tư liệu của người nước ngoài:
+ Từ khoảng thế kỉ XVI, người Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh,... đã vẽ nhiều bản đồ vùng biển Đông Nam Á, trong đó đều thể hiện khá rõ bờ biển, Biển Đông và hải đảo của Việt Nam đương thời.
+ Trong các chuyến du hành tới Đông Nam Á và Việt Nam, nhiều nhà hàng hải, giáo sĩ phương Tây cũng ghi chép về hoạt động xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam tại các đảo, quần đảo trên Biến Đông trong hồi kí, thư từ, báo cáo của họ.
- Từ sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), chính quyền Pháp đại diện cho Việt Nam trong quan hệ đối ngoại, đã có nhiều hoạt động khẳng định, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Những người đứng đầu chính quyền thuộc địa cũng đưa ra nhiều tuyên bố chủ quyền biển đảo của Việt Nam tại nhiều sự kiện, hội nghị quốc tế và phản đối các hành động xâm nhập trái phép của quân đội nước ngoài ở các đảo, quần đảo trên Biến Đông.
- Nhiều văn bản, nghị định thời kì này cho thấy chính quyền Pháp ở Đông Dương đã thực hiện các biện pháp quản lí thông qua việc thành lập đơn vị hành chính trên các đảo, quần đảo ở Biển Đông như: Cô Tô, Phú Quốc, Hoàng Sa, Trường Sa,...
- Ngoài ra, việc chính quyền Pháp ở Đông Dương xây dựng bia chủ quyền, trạm khí tượng, cử quần đội đồn trú tại các đảo và tuần tra vùng biển,.. cũng là những chứng cứ quan trọng thể hiện chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
- Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, các chính quyền ở Việt Nam đã ban hành nhiều sắc lệnh, quy định, thể hiện sự quản lí và thực thi chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở cũng như đưa ra các tuyên bố công khai về chủ quyền biển đảo của Việt Nam quốc tế. Những hoạt động bảo vệ, khai thác, phát triển kinh tế tại khu vực ven bước đầu được quan tâm và triển khai.
- Sau khi đất nước thống nhất, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục quản lí, bảo vệ và thực hiện chủ quyền đối với các đảo, quần đảo, thểm lục địa thuộc Biển Đông. Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong các tuyên bố chính thức của Bộ Ngoại giao, tại Hội nghị của Tổ chức Khí tượng Thế giới (1980), Hội nghị Địa chất Thế giới (1980),...
Nhiều văn bản luật pháp quốc tế đã cung cấp những chứng cứ pháp lí quan trọng khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông.
- Việt Nam phê chuẩn và trở thành thành viên có trách nhiệm của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
=> Đây là cơ sở pháp lí quốc tế quan trọng khẳng định chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
- Trên cơ sở các quy định của UNCLOS và luật pháp quốc tế có liên quan, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật trong nước về biển, khai thác biển như: Luật Biên giới quốc gia, Luật Dầu khí, Luật Cảnh sát biển Việt Nam,... Đặc biệt, Luật Biển Việt Nam được thông qua vào năm 2012 đã cụ thể hoá các quy định của Công ước trên nhiều vấn đề như: biên giới lãnh thổ, hàng hải, thuỷ sản, dầu khí, bảo vệ môi trường biển và hải đảo,...