Chủ đề 3. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông (phần 2)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

2. Vai trò chiến lược của biển đảo Việt Nam

a. Là tuyến phòng thủ của đất nước

- Biển đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, đóng vai trò trọng yếu trong công cuộc bảo vệ sự toàn vẹn đất nước.

- Hệ thống các đảo, cụm đảo trải đều trên Biển Đông của Việt Nam có ý nghĩa lớn trong triển khai phòng thủ, bảo vệ đất liền và kiểm soát vùng biển, vùng trời trên biển của quốc gia.

=> Đây là những căn cứ tiền tiêu trên tuyến phòng thủ hướng đông bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cũng như thực hiện các nhiệm vụ quốc tế về cứu hộ, cứu nạn trên biển.

- Một số đảo như Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa... có vị trí địa lí thuận lợi cho việc đặt các trạm thông tin, xây dựng các trạm trung chuyển, dừng chân tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền phục vụ cho tuyến đường vận tải và an ninh trên biển.

Quần đảo Trường Sa (Khánh Hoà)

b. Cung cấp tài nguyên phát triển tiềm lực đất nước

- Vùng biển và thềm lục địa rộng lớn của Việt Nam chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng.

- Các đảo, quần đảo cũng nằm ở vị trí án ngữ nhiều trục giao thông huyết mạch trên biển và có nguồn lợi về tài nguyên phát triển kinh tế biển đầy tiềm năng.

=> Đây là cơ sở để đất nước nâng cao tiềm lực quốc gia, phục vụ hoạt động khẳng định, bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng như xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân.

Tài nguyên cho phát triển kinh tế biển Việt Nam

- Phát triển toàn diện, bền vững các ngành kinh tế biển (khai thác, nuôi trồng hải sản; du lịch và dịch vụ biển; khai thác khoáng sản biển; giao thông vận tải biển,..) là động lực tăng trưởng thuận lợi của đất nước, góp phần khẳng định, bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.