Bài viết số 5 - Văn lớp 11

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
2 coin

ĐỀ KIỂM TRA

MÔN: Ngữ văn 11

Thời gian làm bài: 120 phút

(không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây:

19.5.1970

[...]Mẹ của con ơi, mỗi dòng chữ, mỗi lời nói của mẹ thấm nặng yêu thương, như những dòng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con. Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ là giây lát đến mức nào không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào con đường bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi vì lí tưởng. Ba năm qua, trên từng chặng đường con bước, trong muôn vàn âm thanh hỗn hợp của chiến trường, bao giờ cũng có một âm thanh dịu dàng tha thiết mà sao có một âm lượng cao hơn tất cả mọi đạn bom sấm sét vang lên trong lòng con. Đó là tiếng nói của miền Bắc yêu thương, của mẹ, của ba, của em, của tất cả. Từ hàng lim xào xạc bên đường Đại La, từ tiếng sóng sông Hồng dào dạt vỗ đến cả âm thanh hỗn tạp của cuộc sống Thủ đô vẫn vang vọng trong con không một phút nào nguôi cả.

Biết bao lần trong giấc mơ con trở về với Hà Nội, con trở về giữa vòng tay êm ấm của ba má, trong tiếng cười reo trong trẻo của các em và trong ánh sáng chan hoà của Hà Nội. Xa nhà ba năm, năm năm hay bao lâu đi nữa chắc rằng cũng không có gì khác trong tình nhớ thương của con. Ai đâu có thể vì tiền tài danh vọng mà ra đi, còn con ngoài Đảng chắc không thế ai làm con xa với gia đình.

Con vẫn là một chiến sĩ trong cuộc chiến đấu này. Địch càn lên súng nổ rầm rầm con vẫn cười, bình tĩnh đi ra công sự. Địch tập kích vào căn cứ, vừa chạy địch, có đêm phải ngủ rừng con cũng vẫn cười, nụ cười vẫn nở ngay cả khi tàu ro và HU1A quăng rocket xuống ngay trên đầu mình... Vậy mà khi nghĩ đến gia đình, đến những người thân yêu trên cả hai miền, lòng con xao xuyến xót xa và cũng có những lúc từng giọt nước mắt của con.

Phải chăng trái tim con mang trong lửa đạn mà vẫn còn mềm yếu? Con người cách mạng như vậy đã được chưa? Con nhớ lời của Lênin “người cách mạng là người có trái tim giàu tình cảm nhất” và con đã làm như vậy.

(Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1Chỉ ra phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2Trong đoạn trích, tác giả đã kể lại mấy vấn đề chính? Đó là những vấn đề nào?

Câu 3Nhân vật “người con” trong đoạn trích mang trong mình những phẩm chất nào?

Câu 4Anh/chị nhận được những thông điệp gì sau khi đọc đoạn trích trên? Đâu là thông điệp khiến anh/chị ấn tượng nhất?

 

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Từ đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về phương châm: Hãy sống vì lí tưởng ca mình.

Câu 2. (5.0 điểm)

Cảm nhận của anh chị về đoạn văn sau:

“Tiếng trống thu không trên cái chợ của huyện nhỏ; từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như những hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.

Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị. Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.

[...] Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này. Một vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hóa, đòn gánh đã xỏ sẵn vào quang rồi, họ còn đứng nói chuyện với nhau ít câu nữa.

Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre, hay bất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán hàng để lại, Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó.”

(Trích Hai đứa trẻ củaThạch LamSGK Ngữ Văn 11 trang 95-96 NXBGD 2016)

Từ đó, hãy nhận xét ngắn gọn về đặc điểm truyện ngắn Thạch Lam.

 

                                                                    ------------ HẾT  -----------

Khách