Bài viết số 4 - Văn lớp 10

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
1
6 coin

TRƯỜNG THPT BẢO LỘC

TỔ NGỮ VĂN

 ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi gồm 01 trang)

ĐỀ 5: ÔN THI  HỌC KÌ I - 2019 - 2020

MÔN THI : NGỮ VĂN 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(Không kể thời gian giao đề)

 

 

Câu 1: (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

   “Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ai ngoài các cháu ra. Ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhều bằng ca dao, tục ngữ. Những chị mồm năm miệng mười, sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một, mồm hai.

     Người ta bảo “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được”.

                                                              (Trích “Bà nội”- Duy Khán)

   a. Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong đoạn trích trên? (0.5đ)

   b. Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn “ Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng”? (1đ)

a.       Tại sao người cháu lại nói “ Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được”? (0.5đ)

Câu 2: (3,0 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng một mặt giấy) trình bày về thực trạng và giải pháp nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông ở học sinh hiện nay.

Câu 3: (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du.

 

……………………………..HẾT……………………………..

 

 

 

Họ và tên thí sinh:.......................................................Số báo danh.....................................

Chữ ký giám thị 1 :................................... Chữ ký giám thị 2 ...................................

 

 

 __________________________________________________

 

TRƯỜNG THPT BẢO LỘC

TỔ NGỮ VĂN

 

ĐỀ 5: ÔN THI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2019 - 2020

MÔN THI: NGỮ VĂN 10

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

(Bản Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)

 

I. Hướng dẫn chung

- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.

            - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.

            - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong tổ chấm thi.

            - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn theo thông tư 40.

II. Đáp án và thang điểm

Đáp án

Điểm

Câu 1

(2,0 đ)

 

 

1a. Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: cách dùng từ ngữ: nói chuyện nói trò, lành chanh lành chói…

0.50

1b. Phép so sánh: hình ảnh người bà được so sánh với chiếc bóng

Tác dụng: - Làm nổi bật phẩm chất hiền từ, nhân hậu, sự hi sinh thầm lặng của người bà.

-         Thể hiện tình yêu, lòng biết ơn sâu sắc của tác giả dành cho bà

 

0.75

1c. Vì trong cảm nhận của người cháu, bà là người có đầy đủ những nét đẹp của người phụ nữ Việt nam: hiền lành, nhân hậu, yêu thương con cháu, giàu đức hi sinh.Bà là tấm gương sáng đểcon cháu học tập và noi theo.

0.75

Câu 2

(3,0 đ)

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng một mặt giấy) trình bày về thực trạng và giải pháp nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông ở học sinh hiện nay.

 

a. Yêu cầu về kĩ năng

Biết cách viết đoạn văn NLXH. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

 

b. Yêu cầu về kiến thức

HS có thể trình bày  theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lý, thuyết phục; có thể là các ý sau:

 

 Câu mở đoạn: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

0.5đ

 Thực trạng việc tham gia giao thông và vi phạm an toàn giao thông hiện nay ở học sinh: không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh vượt ẩu, giàn hàng đôi hàng ba…

Giải pháp:

- Ý thức cá nhân: Là học sinh phải chấp hành tốt luật giao thông, nhắc nhở mọi người học luật và chấp hành luật tốt ….

- Gia đình: Nhắc nhở con em chấp hành luật ATGT khi tham gia

- Về phía trường học: cần phát động và giáo dục kịp thời những trường hợp học sinh vi phạm.

- Về phía chính quyền: cần xử lí thật nghiêm minh hơn, đề ra mức phạt nặng với những trường hợp vi phạm….

+ Truyên truyền luật giao thông, hậu quả và tác hại  nghiêm trọng của TNGT cho hs, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về luật giao thông

Tăng cường biến báo giao thông ở những con đường quanh co đèo dốc, cải tạo hệ thống đường sá, cầu cống kịp thời,...

 

Câu kết đoạn.

0.5đ

Lưu ý: 

- Chỉ cho điểm tối đa khi HS đảm bảo được yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

- Sai cấu trúc: trừ 0.50 điểm.

 

Câu 3

(5,0 đ)

Cảm nhận của anh / chị về bài thơ “Đọc Tiểu Thanh Kí” của Nguyễn du.

 

a. Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

 

b. Yêu cầu về kiến thức:

Nắm giá trị nội dung và nghệ thuật của bài ca thơ, HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:

 

- Mở bài: Giới thiệu tác giả, bài thơ, nội dung bài thơ.

0.5đ

- Thân bài:

Hai câu đề: Tiếng thở dài của tác giả trước lẽ “biến thiên dâu bể” của cuộc đời và niềm thổn thức của một tấm lòng nhân đạo lớn: Vạn vật đổi thay, tiểu Thanh bị vùi lấp trong lãng quên nhưng nhà thơ đã nhớ và viếng nàng qua “nhất chỉ thư”

Hai câu thực: Nỗi xót xa cho một kiếp tài hoa bạc mệnh; gợi nhớ lại cuộc đời bi thương của Tiểu Thanh: tài hoa, nhan sắc hơn người nên bị đố kị, phải làm lẽ và bị đầy ải đến chết cũng không được buông tha.

Hai câu luận: Niềm cảm thông với những kiếp hồng nhan, những người tài hoa bạc mệnh. Từ số phận của Tiểu Thanh, Nguyễn du khái quát về quy luật nghiệt ngã “tài mệnh tương đố”, “hồng nhan bạc mệnh” và tự nhận thấy mình cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh, là nạn nhân của nỗi oan khiên lạ lùng, bộc lộ nỗi đồng cảm sâu xa.

Hai câu kết: Tiếng lòng khao khát tri âm. Khóc Tiểu Thanh, Nguyễn du “trông người lại nghĩ đến ta”, hướng về hậu thế tỏ bày nỗi khát khao tri âm của mọi kiếp người tài hoa phải chịu nỗi đau khổ trên đời.

3.5đ

- Nghệ thuật: Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất các mặt đối lập trong hình ảnh, ngôn từ.

                       Ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí

0.5đ

Kết bài: Đánh giá nội dung, nghệ thật của bài thơ; Vẻ đẹp của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn du.

 

0.5đ

 

 

Khách