Phần I. Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)
1. Bối cảnh lịch sử
- Tình hình thế giới:
+ Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.
+ Phong trào giải phóng dân tộc và phong trào hoà bình, dân chủ phát triển.
+ Chiến tranh lạnh chi phối quan hệ quốc tế.
- Tình hình trong nước:
+ Sau năm 1945, Việt Nam bước vào kỉ nguyên độc lập - tự do.
+ Nước Việt Nam non trẻ bị các thế lực thù địch trong và ngoài nước chống phá, xâm lược.
2. Diễn biến chính
a. Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ (1945)
- Đêm 22, rạng sáng ngày 23/9/1945, quân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, chính thức quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai.
- Hoạt động kháng chiến của ta:
+ Quân dân Sài Gòn - Chợ Lớn cùng nhân dân Nam Bộ đánh phá kho hàng, chặn tiếp tế của địch, dựng chiến luỹ trên đường phố...
+ Hàng vạn thanh niên gia nhập đoàn quân “Nam tiến”.
+ Cuộc kháng chiến đã đẩy Pháp vào thế bị động, bị giam chân tại đây trong nhiều tháng.
b. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.
- 18/12/1946 Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ Việt Nam giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để Pháp làm chủ Hà Nội.
- Trước hành động đe doạ trắng trợn của Pháp, ngày 19/12/1946 Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng và quyết định phát động kháng chiến toàn quốc.
- Các chiến dịch trong thời gian 1946 - 1950:
+ Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (12/1946 - 2/1947): diễn ra ở Hà Nội, Nam Định, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng... bước đầu làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp, tạo điều kiện cho Trung ương Đảng, Chính phủ lui về căn cứ.
+ Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947: 10/1947 Pháp tấn công lên Việt Bắc. Quân ta phản công và thắng lợi, làm phá sản hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh”.
+ Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950: 6/1950 Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới, nhằm tiêu diệt sinh lực địch, khai thông biên giới Việt - Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa. Chiến dịch thắng lợi giúp ta giành được thế chủ động trên chiến trường.