Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945

Nội dung lý thuyết

  1. Bối cảnh lịch sử
    - Thế giới:
    + 8/1945, quân Đồng Minh dồn dập tấn công Nhật Bản.
    + Ngày 6 và ngày 9/8/1945, Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki của Nhật Bản. Hồng quân Liên Xô tấn công tiêu diệt quân Quan Đông của Nhật Bản.
    + Ngày 15/8/1945 Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
    - Trong nước:
    + Chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang, dao động.
    + Đảng Cộng sản Đông Dương đã có sự chuẩn bị đầy đủ về đường lối và phương pháp đấu tranh, lực lượng cách mạng, quần chúng cách mạng đã sẵn sàng đứng lên khởi nghĩa khi thời cơ đến.
    + Ngày 13/8/1945 Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc được thành lập, ra Quân lệnh số 1 phát động Tổng khởi nghĩa trên toàn quốc.
    + Ngày 14 và 15/8/1945 Hội nghị Toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào, thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa.
    + Ngày 16 và 17/8/1945, Đại hội quốc dân tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa, cử ra Uỷ ban Dân tộc Giải phóng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. 
  2. Diễn biến chính.
    + 14,15/8/1945: khởi nghĩa giành thắng lợi ở một số xã, huyện đồng bằng sông Hồng, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,…
    + 18/8/1945: khởi nghĩa thắng lợi ở Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
    + 19/8/1945 Hà Nội giành chính quyền.
    + 23/8/1945 Huế giành chính quyền.
    + 25/8/1945 Sài Gòn giành chính quyền.
    + 28/8/1945 hai tỉnh cuối cùng giành chính quyền là Hà Tiên và Đồng Nai Thượng.
    + 30/8/1945 vua Bảo Đại thoái vị.
    + 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
  3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa và bài học lịch sử
    * Nguyên nhân thắng lợi:
    - Chủ quan: sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh, truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam, sự chủ động và linh hoạt của các cấp bộ Đảng và Mặt trận Việt Minh, nhờ có quá trình chuẩn bị và xây dựng lực lượng cách mạng trong 15 năm (1930 - 1945).
    - Khách quan: thắng lợi của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh trong chống chủ nghĩa phát xít tạo thời cơ khách quan thuận lợi.
    * Ý nghĩa lịch sử:
    - Đối với Việt Nam:
    + Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, kết thúc ách cai trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật và chấm dứt chế độ quân chủ.
    + Đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do, nhân dân lao động lên nắm chính quyền.
    + Đưa Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành đảng cầm quyền.
    - Đối với thế giới:
    + Góp phần vào chiến thắng chống chủ nghĩa phát xít.
    + Chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
    + Góp phần cổ vũ các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc.
    * Bài học kinh nghiệm:
    - Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng.
    - Phát huy sức mạnh khối đoàn kết toàn dân.
    - Xác định thời cơ, tạo và chớp thời cơ.
    - Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.