PHẦN II. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc
2. Diễn biến chính
c. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 - 1953)
- Từ cuối năm 1950, với sự viện trợ của Mỹ, Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi tập trung lực lượng xây dựng tuyến công sự phòng thủ bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ, tiến hành chiến tranh tổng lực để bình định vùng tạm chiếm.
- Những thắng lợi tiêu biểu của ta:
+ Chính trị: 2/1951 Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (Chiêm Hoá, Tuyên Quang) quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai. Mặt trận Liên Việt và liên minh Việt - Miên - Lào được thành lập.
+ Quân sự: mở các chiến dịch giữ thế chủ động trên chiến trường.
+ Kinh tế: đáp ứng nhu cầu lương thực, tiêu dùng và một phần vũ khí, đạn dược, quân trang.
+ Văn hoá: tiếp tục triển khai cuộc cải cách văn hoá. Hơn 14 triệu đồng bào xoá mù chữ. Phong trào văn hoá văn nghệ phát triển.
d. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954)
- 7/1953: Pháp đề ra kế hoạch Na-va nhằm kết thúc chiến tranh trong danh dự.
- 9/1953: Bộ Chính trị đề ra kế hoạch tác chiến đông - xuân 1953 - 1954. Phương hướng chiến lược là tấn công vào những hướng quan trọng mà địch tương đối yếu để buộc Pháp bị động phân tán lực lượng.
- Đông - Xuân 1953 - 1954 ta đã tấn công Pháp ở Lai Châu, Trung Lào, Thượng Lào, Bắc Tây Nguyên,... bước đầu làm phá sản kế hoạch Na-va.
- 11/1953 Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.
- 12/1953: Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm giành thắng lợi quân sự quyết định.
- Từ 13/3 đến 7/5/1954 Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra qua ba đợt và giành thắng lợi. Thắng lợi này đã làm phá sản kế hoạch Na-va, xoay chuyển cục diện chiến tranh, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, tạo điều kiện cho thắng lợi trên bàn đàm phán Hiệp định Giơ-ne-vơ.
3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Nguyên nhân chủ quan: Sự lãnh đạo tài tình của Đảng mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh; truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam; hệ thống chính quyền, lực lượng vũ trang, hậu phương không ngừng được củng cố.
- Nguyên nhân khách quan: sự đoàn kết của ba nước Đông Dương; sự ủng hộ và giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc; sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Chấm dứt hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách cai trị của Pháp trong gần một thế kỉ.
- Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
- Giáng đòn nặng nề vào tham vọng nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.
- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.