Bài 7: Chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt

Nội dung lý thuyết

I. PHƯƠNG PHÁP TRỘN

1. Phương pháp trộn dầu giấm

Dưa chuột trộn dầu giấm.hoc24

a. Quy trình thực hiện

- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu.

+ Lựa chọn nguyên liệu thực vật thích hợp, làm sạch.

+ Cắt, tỉa, thái phù hợp từng loại.

- Bước 2: Chế biến.

+ Cho vào nguyên liệu đã chuẩn bị hỗn hợp dầu ăn, giấm,...

+ Trộn trước khi ăn từ 5 đến 10 phút.

- Bước 3: Trình bày món ăn.

+ Trình bày tùy theo đặc trưng mỗi món.

b. Yêu cầu kĩ thuật

- Rau lá giữ độ tươi, trơn láng và không bị nát.

- Vừa ăn, vị chua dịu, hơi mặn ngọt béo.

- Thơm mùi gia vị, không còn mùi hăng ban đầu.

2. Phương pháp trộn hỗn hợp (nộm, gỏi)

Trộn hỗn hợp (nộm ngó sen).hoc24

a. Quy trình thực hiện

- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu.

+ Lựa chọn nguyên liệu thực vật thích hợp, làm sạch, cắt, tỉa, thái phù hợp từng loại 1 rồi đem ngâm nước muối loãng hoặc ướp/bóp muối, thời gian tuỳ loại thực phẩm.

+ Sau đó, rửa cho hết vị mặn, vắt ráo nước.

- Bước 2: Chế biến.

+ Thực phẩm động vật được chế biến chín trước đó, cắt thái phù hợp.

+ Trộn chung nguyên liệu thực vật với động vật và gia vị.

- Bước 3: Trình bày món ăn

+ Trình bày đẹp mắt, sáng tạo.

b. Yêu cầu kĩ thuật

- Giòn, ráo nước.

- Vừa ăn, đủ vị chua, cay, mặn, ngọt.

- Màu sắc của thực phẩm trông đẹp, hấp dẫn.

II. PHƯƠNG PHÁP LÊN MEN LACTIC

1. Quy trình thực hiện

Rau củ muối chua.hoc24

- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu.

+ Làm sạch thực phẩm, để ráo nước, cắt thái phù hợp.

- Bước 2: Chế biến.

+ Ngâm thực phẩm trong dung dịch nước muối hoặc đem ướp muối, có thể cho thêm đường và một số loại gia vị khác.

+ Lưu ý: dùng vật nặng để nén chặt thực phẩm trong phương pháp muối nén.

- Bước 3: Trình bày món ăn.

+ Trình bày đẹp mắt, sáng tạo.

2. Yêu cầu kĩ thuật

- Thực phẩm giòn.

- Mùi thơm đặc điểm của thực phẩm lên men.

- Vị chua dịu, vừa ăn.

- Màu sắc hấp dẫn.